Lâu nay, người ta vẫn cho rằng Xây dựng chiến lược là việc mà chỉ các DN lớn quan tâm. Tuy nhiên, dù công ty bạn đang ở quy mô nào đi chăng nữa, là một người chủ, bạn cần xác định rõ tầm quan trọng của chiến lược. Bởi chiến lược giúp bạn:
– Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho hoạt động trong tác nghiệp
– Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
– Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh
–Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính
Vậy đâu là các công cụ đơn giản và hữu hiệu để xây dựng chiến lược?
Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 4 công cụ để xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp.
1. Xây dựng chiến lược bằng bản đồ SWOT
Phân tích SWOT là phương pháp được ứng dụng đặc biệt hiệu quả trong xây dựng chiến lược. 4 yếu tố Cơ hội, Thách thức, Điểm mạnh, Điểm yếu Doanh nghiệp cần được xác định cụ thể, rõ ràng, để từ bản phân tích này sẽ giúp chúng ta thiết lập được thư viện các giải pháp hay các chiến lược phù hợp. Dưới đây là tóm tắt giải thích về ứng dụng của SWOT nhằm xây dựng chiến lược một cách đơn giản nhất cho các DN:
Cơ hội (O) |
Thách thức (T) |
|
Điểm mạnh (S) |
Chiến lược S – O Áp dụng điểm mạnh để hiện thực hoá các cơ hội cho DN. |
Chiến lược S – T Sử dụng điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro cho DN. |
Điểm yểu (W) |
Chiến lược W – O Vượt qua các điểm yếu để tận dụng tốt các cơ hội. |
Chiến lược W – T Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài. |
2. Xây dựng chiến lược bằng thẻ điểm cân bằng và bản đồ chiến lược
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là một hệ thống quản lý (chứ không chỉ là một hệ thống đo lường) giúp cho tổ chức xác định rõ tầm nhìn và chiến lược và chuyển chúng thành hành động. Nó cung cấp các thông tin phản hồi cả về các quá trình kinh doanh nội bộ và các kết quả để cải tiến liên tục các kết quả và hiệu quả về mặt chiến lược.
Theo thống kế của Hiệp hội BSC Hoa Kỳ, hiện nay 65% trong số 1000 DN lớn nhất thế giới (qua bầu chọn của tạp chí Fortune) đã ứng dụng BSC vào quản trị chiến lược. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Bain & Co, kết quả cho thấy BSC là công cụ đứng thứ 5 trong top 10 công cụ quản trị được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới và đã xuất hiện tại gần 100 quốc gia. Đây được coi là con số “biết nói” minh chứng cho hiệu quả của công cụ BSC vào xây dựng chiến lược nói riêng.
3. Xây dựng chiến lược bằng mô hình Canvas
Business model canvas (BMC) là một cách thể hiện thông tin về các nhân tố đầu vào tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh, được sử dụng rộng rãi trong quá trình xây dựng, hoạch định một doanh nghiệp mới. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của công ty. Mô hình kinh doanh Canvas được phát triển bởi chuyên gia quản trị người Thuỵ Điển Alexander Osterwalder. Ông đã sử dụng 9 nhóm nhân tố chính cấu thành nên BMC hay 9 trụ cột tạo nên tổ chức của một công ty, gồm có: Đối tác chính, Hoạt động kinh doanh chính, Nguồn lực chính, Giá trị thặng dư, Quan hệ khách hàng, Kênh thông tin và Phân phối, Phân khúc khách hàng, Cơ cấu chi phí và Dòng doanh thu.
Dựa trên ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas bạn có thể lôi kéo được các bộ phận tham gia thảo luận xây dựng chiến lược. Khi có càng nhiều đơn vị càng nhiều dự án, thì ứng dụng Canvas sẽ cùng bạn làm sáng tỏ hơn về các chiến lược.
Những công ty lớn hàng đầu thế giới như GE, P&G và Neslé đều sử dụng Canvas để quản lý chiến lược và tạo ra những động lực tăng trưởng mới, trong khi đó những công ty còn non trẻ lại sử dụng trong việc tạo dựng một mô hình kinh doanh phù hợp. Mục tiêu chính của Canvas nhằm giúp các công ty bước ra khỏi tư duy về chiến lược tập trung vào sản phẩm và hướng vào thiết kế mô hình kinh doanh.
4. Xây dựng chiến lược bằng mô hình tích hợp
Mô hình tích hợp là sự tổng hoà của tất cả các công cụ trên. Theo phương pháp này, Chiến lược thông thường sẽ được xây dựng theo trình tự các bước chính như sau:
· Phân tích tình hình bên ngoài, bên trong và phân tích bối cảnh bằng SWOT
· Đánh giá mô hình kinh doanh theo 9 yếu tố của mô hình Canvas
· Từ đó, xác định các năng lực cốt lõi bằng mô hình VRIN ( mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp) nhằm:
– Xác định lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh
– Hình thành thẻ KPI để kiểm soát mục tiêu
· Thiết lập chương trình hành động để hoàn thành mục tiêu chiến lược
Dựa vào các bước này, chiến lược sẽ được cụ thể hoá thành các hành động một cách toàn diện nhất.
Trên đây là 4 công cụ để xây dựng chiến lược. Mỗi DN nên lựa chọn cho mình công cụ phù hợp để không chỉ xây dựng được mà điều quan trọng là phải hiện thực hoá chiến lược thành hành động kiểm soát các mục tiêu ấy.
Chúc các bạn thành công!
THAM KHẢO THÊM CÁC KHÓA HỌC CÓ LIÊN QUAN TẠI ĐÂY