Mọi người đều biết lợi ích của việc đẩy việc ra quyết định ra khỏi tay CEO tới những mọi thành viên trong công ty. Đó chính là động lực làm việc của người lao động khi họ được trao quyền lực quyết định, họ sẽ có thể đưa ra được những đối mới và chấp nhận làm việc hết mình để đạt được hiệu quả cho các quyết định của mình. Tuy nhiên, điều này cũng có không ít rủi ro đi kèm: Một tổ chức mà mọi người đều được đưa ra quyết định sẽ khiến cho mọi thứ rất khó kiểm soát. Trong một công ty, phải rất khéo léo mới có thể vừa đưa ra quyết định phi tập trung và hành động chiến lược nhất quán. Những ví dụ điểm hình cho các công ty thành công là: Dell, Wall – Mart, Southwest Airline và Ebay.
Vậy làm thế nào để những công ty thành công. Họ đã sử dụng quy tắc chiến lược – những cụm từ đáng ghi nhớ và có thể ứng dụng được. Những cụm từ này chắt lọc chiến lược của một công ty và khiến nó trở nên độc đáo hơn và thông báo đến toàn bộ công ty
Sự chắt lọc và truyền tải thông tin
Chắt lọc chiến lược của một công ty thành một cụm từ súc tích, dễ nhớ và quen thuộc là việc rất quan trọng vì một chiến lược kinh doanh xuất sắc sẽ chẳng mấy hữu dụng nếu mn không hiểu nó đủ rõ để áp dụng, cả trong những quyết định thấy trước hoặc những cơ hội không lường trước được. Trong nghiên cứu của Orit Gadiesh và James L.Gilbert, họ thấy những bằng chứng về thứ mà họ gọi là quy tắc 80- 100: Bạn sẽ thấy tốt hơn với một chiến lược chỉ đúng 80% và được thực hiện 100% hơn là một chiến lược đúng tuyệt đối nhưng không dẫn tới hành động phù hợp trong toàn bộ công ty. Một quy tắc chiến lược có thể giúp một công ty cân bằng tỷ lệ đó.
Điểm đặc biệt của việc có một nguyên tắc chiến lược của công ty – mỗi công ty chỉ nên có một nguyên tắc – là mọi người trong tổ chức, từ các nhà lãnh đạo đến các đơn vị hoạt động, có thể chủ động làm việc để cùng hướng đến một mục tiêu chiến lược mà không cứng nhắc trong việc sao họ phải làm thế. Tuy là vậy nhưng thường các quyết định không được chuyển tới hoặc chuyển tới nhưng rất chậm chạp từ phòng lãnh đạo. Khi một nguyên tắc chiến lược được soạn thảo kỹ lượng và truyện đạt một cách hiệu quả thì các cấp quản lý có thể được tin tưởng đưa ra những quyết định nâng tầm chứ không phải gây hại cho chiến lược của công ty
Một nguyên tắc chiến lực phải là bản tuyên ngôn sứ mệnh dưới cái tên khác. Nhưng cả 2 đều giúp cho nhân viên hiểu rõ định hướng của công ty, đó là công cụ khác nhau để truyền đạt những điều khác nhau. Một tuyên ngôn sứ mệnh cung cấp tin tức về văn hóa của một công ty.
Một nguyên tắc chiến lược điều khiển chiến lược của một công ty. Một tuyên ngôn sứ mệnh gợi cảm hứng: nó trao cho mọi người thứ gì đó để phấn đấu. Một nguyên tắc chiến lược giúp họ hành động nhanh chóng bằng cách trao cho họ hướng dẫn rõ ràng để đưa ra những lựa chọn chiến lược hợp lý.
Ba thuộc tính xác định
Một nguyên tắc chiến lược phải hướng dẫn việc phân bổ những nguồn lực quý báu của một công ty – vốn, thời gian, sự chú ý của quản lý, sức lao động và thương hiệu – để xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Đặc biệt một nguyên tắc chiến lược hiệu quả sẽ làm được những điều sau:
– Nó buộc phải có sự đánh đổi giữa những nhu cầu nguồn lực cạnh tranh
– Nó kiểm chứng tính đúng đắn của một hành động cụ thể
– Nó đặt ra giới hạn rõ ràng để các nhân viên hoạt động trong đó đồng thời cho họ tự do để thử nghiệm trong giới hạn sự ràng buộc đó
Ví dụ: ba phẩm chất này có thể được thấy trong nguyên tắc chiến lược của America Online.
Cách xác định tiêu chuẩn những nguyên tắc chiến lược mạnh mẽ
Để một nguyên tắc chiến lược thành công:
– Thúc đẩy sự đánh đổi giữa các nguồn cạnh tranh
Ví dụ: Sự mở rộng của Southwest Airline năm 1983 tới khu vực Denver với mật độ giao thông lớn có vẻ nhạy cảm. Những việc trễ chuyến lâu bất thường ở đây do thời tiết xấu và thời gian máy bay di chuyển trong sân bay buộc công ty phải tăng giá vé – ngăn họ giữ nguyên tắc chiến lược là cung cấp giá vé cạnh tranh với chi phí đi lại bằng oto nên họ đã dừng lại không triển khai ở khu vực Denver.
– Kiểm tra sự hợp lý chiến lược của những quyết định cụ thể bằng cách liên kết quan niệm chiến lược của các nhà lãnh đạo với ý nghĩa thực tế của dây chuyền hoạt động.
Hiểu biết về văn hóa địa phương của các đối tác đã làm tăng đáng kể sự kết nội của khách hàng
– Đặt giới hạn rõ ràng để nhân viên tiến hành và thử nghiệm.
Ví dụ: Tại quỹ đầu tư The Vanguard Group, các nhân viên giao dịch nhận được một ý tưởng có sức thuyết phục mạnh mẽ. Cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản của họ trực tuyến nhưng hạn chế giao dịch trực tuyến. Đồng thái này giữ chi phí của công ty ở mức thấp, giúp công ty này gắn bó với nguyên tắc chiến lược của nó: “tạo được một giá trị vô song cho các nhà đầu tư”
Cách tạo ra và truyền đạt nguyên tắc chiến lược:
Nắm bắt và truyền đạt điểm điều cốt lõi trong chiến lược của công ty bạn bằng một cụm từ đơn giản dễ nhớ và mang tính hành động là một điều không đáng kể. Làm thế nào để tạo ra, chúng ta có thể dựa vào 5 bước sau đây:
1. Soạn thảo một nguyên tắc chiến lược hiệu quả:
Tóm tắt chiến lược của công ty bạn – kế hoạch phân bổ nguồn lực quý báu để tạo ra giá trị nhằm phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh – trong một cụm từ ngắn gọn. Cụm từ đó sẽ trở thành nguyên tắc chiến lược hiệu quả của bạn
2. Kiểm tra tính bền bỉ:
Một nguyên tắc chiến lược tốt phải tồn tại được lâu dài. Hãy hỏi: Nguyên tắc chiến lược hiệu quả của chúng ta có nắm được bản chất không bị hạn định của những giá trị cạnh tranh độc đáo của công ty chúng ta?
3. Kiểm tra sức mạnh thông tin của nó
Hãy hỏi: Cụm từ đó có rõ ràng, súc tích và dễ nhớ không không? bạn có thấy tự hào khi sơn nó lên những chiếc xe tải của công ty bạn như Wal – mart đã làm?
4. Kiểm tra năng lực khuyến khích và hướng dẫn hành động của nó:
Hãy hỏi: Nguyên tắc đã có thể hiện ba thuộc tính cần thiết sau buộc phải chọn lựa, kiểm tra sự khôn ngoan của những động thái kinh doanh, đặt giới hạn cho thử nghiệm nhân viên?
5. Truyền đạt nó:
Truyền đạt nguyên tắc chiến lược của bạn một cách liên tục, đơn giản và phù hợp. Bạn sẽ biết mình thành công khi nhân viên của bạn – cũng như những người viết sách kinh doanh, sinh viên thạc sĩ quản trị kinh doanh và đối thủ cạnh tranh – tất cả đều thuộc lòng cụm từ đó.
Nguồn: Sách HBR Harvard Business Review