10 sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải khi xây dựng Bản đồ chiến lược - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

10 sai lầm các doanh nghiệp thường mắc phải khi xây dựng Bản đồ chiến lược

Đánh giá bài đăng này post

Trong vai trò là một nhà tư vấn, tôi đã thấy rất nhiều chiến lược của các công ty rơi vào tình trạng thất bại vì những lỗi đơn giản mà có thể dễ dàng tránh được. Điều thú vị (và bực bội) là các tổ chức, bất kể ngành công nghiệp và quy mô của doanh nghiệp như thế nào, đều có xu hướng lặp lại những sai lầm giống nhau nhiều lần. Vì vậy, tôi đã tổng kết chúng lại thành 10 lỗi nên tránh khi bạn xây dựng bản đồ chiến lược cho doanh nghiệp của bạn.

10 sai lam khi xay dung bsc 02 1

 

  1. Lặp lại kế hoạch của năm ngoái

Ngay cả khi bạn đã có một năm tuyệt vời và công việc kinh doanh dường như đang bùng nổ, vẫn không có lý do gì để bạn đưa ra một kế hoạch chiến lược hoàn toàn giống năm ngoái cả. Cho dù các mục tiêu quan trọng của bạn vẫn được giữ nguyên, bạn vẫn cần đánh giá những mục tiêu đó trong một bối cảnh rộng lớn hơn về những gì đang xảy ra xung quanh công việc kinh doanh của bạn. Một kế hoạch được cân nhắc cẩn thận là cách tốt nhất để đảm bảo rằng công ty của bạn không có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

  1. Kế hoạch không ngắn gọn và đơn giản

Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều công ty muốn kế hoạch kinh doanh của họ trở nên càng phức tạp càng tốt, bởi vì bằng cách nào đó nó dường như “tốt hơn” theo cách đó. Nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm. Chiến lược kinh doanh không cần phải phức tạp – nó cần sự hiệu quả. Và, khi nói đến độ dài, chiến lược kinh doanh tốt nhất nên cần rất ngắn gọn. Trên thực tế, nếu có thể bạn hãy trình bày nó trên một trang duy nhất. Điều này đảm bảo rằng có càng nhiều người trong công ty có thể đọc, hiểu và thực hiện chiến lược kinh doanh của bạn.

  1. Không xác định được khách hàng và nhu cầu của họ

Chìa khóa cho một chiến lược kinh doanh tốt là bắt đầu với khách hàng và những điều học cần. Thị trường mục tiêu của bạn là gì? Bạn đang có kế hoạch thu hút một phân khúc cụ thể nào hay không? Bạn đang nhắm mục tiêu một khu vực địa lý cụ thể hoặc đối tượng khách hàng cụ thể hay không ? Nếu có, bạn đã biết những gì và bạn cần biết gì về những khách hàng tiềm năng này để tăng cơ hội thành công ? Sau đó hãy suy nghĩ về nhu cầu của họ vì chúng sẽ liên quan đến giá trị cốt lõi mà bạn hướng tới: những nhu cầu chưa được đáp ứng nào bạn có thể giải quyết? Bạn có thể giải quyết được vấn đề gì? Bạn có thể làm cho mọi thứ tốt hơn, dễ dàng hơn, ngon miệng hơn, sang trọng hơn, nhanh hơn, vv như thế nào?

  1. Không suy xét đến đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường

Sau khi đã xác định đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ, bạn nên xem xét các đối thủ cạnh tranh và xu hướng của thị trường. Đối thủ chính của bạn là ai? Những ai đã gia nhập vào lĩnh vực này trong năm qua? Sản phẩm của họ khác với của bạn như thế nào? Họ làm những gì tốt hơn bạn? Họ tương tác với khách hàng của họ như thế nào (ví dụ: bằng các phương tiện truyền thông đại chúng chẳng hạn)? Ngoài ra, việc phân tích các xu hướng thị trường trong phạm vi rộng lớn hơn sẽ giúp bạn phát hiện ra các chủ đề chính, thay đổi những kỳ vọng và tạo ra nhiều cơ hội mới.

  1. Không có sự đồng ý từ những người khác

Làm thế nào bạn có thể mong chờ những người khác trong công ty của bạn hoàn thành kế hoạch chiến lược của bạn khi họ đã không tham gia phát triển nó? Điều này dường như rất rõ ràng, nhưng có quá nhiều kế hoạch vẫn phát triển chỉ bằng một người (đôi khi còn là chuyên gia tư vấn bên ngoài), mà không cần phải có sự tham gia của những cổ đông quan trọng bên trong công ty, sau đó ban lãnh đạo sẽ giao phó chiến lược xuống dưới như một đạo luật từ trên trời rơi xuống vậy. Khi lập ra kế hoạch của bạn, hãy yêu cầu các phòng ban chính như bán hàng, tiếp thị, tài chính,…. đóng góp ý kiến của họ. Kết quả là không những bạn sẽ tạo ra một kế hoạch toàn vẹn hơn, mà bạn còn đảm bảo được họ đã tham gia xây dựng chiến lược, và việc triển khai chiến lược từ trên xuống dưới sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

  1. Không lên kế hoạch triển khai chiến lược

Bạn cần phải đảm bảo rằng bạn có thể truyền tải kế hoạch của bạn. Điều này có nghĩa là bạn phải nhìn vào bên trong doanh nghiệp và đánh giá những kỹ năng và năng lực cốt lõi mà bạn có và những cái nào thiếu. Hãy suy nghĩ về cách bạn sẽ lấp đầy các thiếu sót trong kỹ năng và năng lực của bạn. Sẽ khó khăn hoặc dễ dàng như thế nào khi bạn điền đầy những khoảng trống đó ? Bạn có cần thuê nhân tài mới không? Bạn có nên hợp tác với người khác ? Bạn có cần xây dựng hoặc nuôi dưỡng các mối quan hệ hay không, ví dụ như với các nhà cung cấp, đối tác, hoặc các nhà phân phối ?

  1. Không biết tới những con số

Khi tham gia vào bất kỳ kế hoạch chiến lược nào, bạn hoàn toàn phải đặt tài chính lên đằng trước. Hãy lập ra các mục tiêu của bạn về doanh thu và lợi nhuận, và đảm bảo có đủ dòng tiền để trang trải các chi phí liên tục của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có một kế hoạch tại chỗ để gây quỹ kinh doanh và thu hút vốn đủ để bạn phát triển. Điều này có thể liên quan đến vốn mạo hiểm và vốn cho vay. Một khía cạnh quan trọng khác của việc hiểu biết những con số là đảm bảo rằng bạn có ngân sách hoặc ngân quỹ để thực hiện kế hoạch của bạn, bao gồm cả việc thuê thêm nhân tài mới và đầu tư vào các hệ thống mới. Điều cuối cùng bạn muốn là kết thúc với một kế hoạch thực hiện một cách nửa vời vì các ngân quỹ đã cạn kiệt.

  1. Không phát triển KPI để theo dõi tiến độ hoàn thành công việc

Mọi chiến lược kinh doanh đều cần những mục tiêu rõ ràng và các cột mốc quan trọng, được đo lường bằng các số liệu và dữ liệu thực tế. Không các công cụ điều hướng này chẳng khác gì bạn đang chèo lái một chiếc thuyền mà không biết mình đang ở đâu. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để xác định các Chỉ số Hiệu suất Chính và thiết lập hệ thống, bảng điều khiển và các quy trình để giám sát chúng thường xuyên. Một chiến lược kinh doanh tốt có thể cắt giảm một khoản chi phí đáng kinh ngạc nếu bạn biết và chú ý đến những con số phù hợp. Nếu không có những con số đó, làm thế nào để bạn biết rằng mình đang đi đúng hướng?

  1. Không sử dụng dữ liệu để điều hướng chiến lược

Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới Big Data, nơi có sẵn nhiều dữ liệu hơn bao giờ hết, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không tận dụng được điều này khi tạo ra những kế hoạch của họ. Bạn cần phải xây dựng chiến lược của bạn như là những sự thật đã nằm trong lòng bàn tay của bạn, không phải là sự giả định hoặc là cảm giác bên trong của bạn. Khi mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí như Google Trends hoặc các dữ liệu công khai có sẵn, nhưng nhiều công ty đã thành lập nên cân nhắc việc đầu tư vào các công cụ và máy móc để nắm bắt và phân tích dữ liệu tốt nhất cho họ và sử dụng những hiểu biết sâu thu được từ các dữ liệu đó để định hình kế hoạch của họ.

  1. Không có chu trình học tập và nghiên cứu để điều chỉnh hướng chiến lược

Các công ty thành công nhất học cách lặp lại nhanh chóng và không quá gắn bó với bất kỳ ý tưởng nào. Vì vậy, bạn cần phải đặt các quy trình tại nơi sẽ cho phép bạn học tập và thử nghiệm nhanh nhất. Khi bạn khởi động chiến lược mới, đó sẽ là chìa khóa để giám sát mọi thứ đang diễn ra như thế nào, và lắng nghe các phản hồi và những điều dữ liệu đang nói với bạn. Nếu mọi thứ không hoạt động, hãy tìm hiểu lý do tại sao và thay đổi nó một cách nhanh chóng. Ví dụ: Bạn có thể thử nghiệm các sản phẩm mới và dịch vụ mới và tập trung vào những tính năng mà khách hàng đánh giá – loại bỏ những sản phẩm lỗi. Hãy nhớ rằng, nếu một ý tưởng không hiệu quả đối với công việc kinh doanh của bạn, sẽ không có điều gì làm cho nó hoạt động được.

Bằng cách tránh những sai lầm phổ biến này, bạn có thể tạo ra một chiến lược kinh doanh đơn giản, hiệu quả và có giá trị – điều mà mọi người trong công ty có thể hiểu và làm việc theo hướng đó.

Nguồn: Bernard Marr.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *