Fred Fiedler – Tác giả Thuyết tình huống bất ngờ
Fred Fiedler là một trong những nhà nghiên cứu về lãnh đạo đầu tiên thừa nhận lãnh đạo hiệu quả là dựa trên ngẫu nhiên, hoặc phụ thuộc vào các đặc tính của các nhà lãnh đạo và của tình huống. Thuyết tình huống bất ngờ của Fiedler của giúp giải thích tại sao một người quản lý có thể là một nhà lãnh đạo hiệu quả trong một tình huống này và không hiệu quả trong một tình huống khác.
Nội dung học thuyết.
Thuyết tình huống bất ngờ của Fred Fiedler cố gắng đặt nhà lãnh đạo vào đúng vị trí mà họ có thể đạt được thành công. Nó được gọi là thuyết tình huống bất ngờ vì nó cho rằng mức độ hiệu quả của một nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc phong cách lãnh đạo của họ phù hợp tới mức nào với vị trí mà họ nắm giữ.
Sự thuận lợi của vị trí được đánh giá bằng 3 yếu tố:
- Mối quan hệ giữa người lãnh đạo với những người đi theo. Mối quan hệ này tốt, không tốt hay bình thường?
Cần gây dựng mối quan hệ Sếp-Nhân viên tốt
- Mức độ cấu trúc hóa trong công việc do những người cấp dưới đảm nhiệm. Lấy ví dụ, những công việc trong một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đều được phân công cụ thể cho từng người với những hướng dẫn cụ thể về cách hoàn thành từng công đoạn. Bên cạnh đó, phòng marketing lại có nhiều cách thực hiện công việc hơn, do vậy mức độ cấu trúc hóa thấp.
- Quyền lực vị trí của người lãnh đạo. Đó là việc nhà lãnh đạo có thể thưởng, phạt nhân viên cấp dưới đến mức nào.
Bàn về học thuyết
Người lãnh đạo cần sử dụng thuyết tình huống bất ngờ để phân tích vị trí của bạn và nhận diện nguồn gốc của bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải. Một khi bạn đã xác định vấn đề, hãy có những hành động để giải quyết các vấn đề đó.
Nếu bản chất của công việc khiến việc kiểm soát hành động của nhân viên trở nên khó khăn, hãy thiết lập những thủ tục đòi hỏi họ phải báo cáo cho bạn thường xuyên về tiến độ và kết quả công việc. Bên cạnh có, hãy đặt những giới hạn rõ ràng cho quyền chủ động của họ khi làm việc.
Người lãnh đạo cần xác định quyền lực của mình để áp dụng giải quyết các vấn đề
Có nhiều ý kiến trái chiều khi bàn về Thuyết tình huống bất ngờ của Fiedler.
Một trong những ý kiến phản hồi đáng chú ý về mô hình này là tính chất ít linh động. Fiedler cho rằng một nhà lãnh đạo khó thay đổi phong cách tự nhiên của mình. Do vậy, cách hiệu quả nhất để xử lý các tình huống là thay thế nhà lãnh đạo.
Với thuyết tình huống bất ngờ, nếu người lãnh đạo cảm thấy bản thân mình đang ở trong vị trí bất lợi hãy nên thay đổi tình hình chứ không phải là thay đổi phương pháp lãnh đạo của bạn.
Cuối cùng có thể Thuyết tình huống bất ngờ của Fiedler khó áp dụng trong thế kỷ 21. Nó có thể là một công cụ hữu ích để phân tích các tình huống và xác định trọng tâm công việc. Vậy nên hãy thận trọng khi áp dụng phong cách này, bởi chính Fiedler cũng chỉ nói rằng “bạn nên” chứ không khẳng định chắc chắn 100% sẽ có hiệu quả với trường hợp của bạn.