14 nguyên tắc quản lý của Fayol - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

14 nguyên tắc quản lý của Fayol

Đánh giá bài đăng này post

Henry Fayol – Tác giả của 14 nguyên tắc quản lý

Trong hàng thế kỷ qua, các nhà học giả và nghiên cứu đã không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu các yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại với những bí quyết kinh doanh hiệu quả. Hiện nay những học thuyết quản lý đó vẫn đang được áp dụng rộng rãi. Với mục tiêu nghiên cứu và thiết lập nền móng cho thuyết quản lý ở thời hiện đại, Henry Fayol đã để lại cho chúng ta rất nhiều tài liệu có giá trị, mà đặc biệt là “14 nguyên tắc quản lý của Fayol”.

Hoàn cảnh ra đời của học thuyết

“14 nguyên tắc về quản trị doanh nghiệp của Fayol” được ông phát triển qua nhiều năm làm việc và cuối cùng, trước khi từ chức giám đốc 2 năm, tài liệu này đã xuất hiện lần đầu tiên trên Administration Industrielle et generale (1916). Từ đó, những mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng, nhà quản lý và nhân viên cũng như các thuật ngữ được sử dụng, đã có nhiều thay đổi.

Bộ 14 nguyên tắc của Fayol cho đến nay vẫn là 1 trong những lý thuyết đầu tiên về lĩnh vực quản lý, và cũng là một trong những lý thuyết toàn diện nhất.

Nội dung của học thuyết.

Division of Work (Phân hóa công việc): Nguyên tắc này khẳng định khi công việc được phân hóa đúng chuyên môn, năng suất và sản lượng sẽ được tăng lên vì họ ngày càng hiểu biết công việc.

Authority (Quyền hạn của người quản lý): Người quản lý được quyền ra lệnh nhưng đúng với quyền hạn và phải chịu trách nhiệm với quản lý cấp trên. Theo Herb Kelleher – cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines, “các vị trí và chức danh đều không quan trọng, chất lượng quản lý mới là điều có ý nghĩa hơn hết. Bất kỳ ai, đang đảm nhận cương vị hay chức danh nào cũng có thể là một nhà lãnh đạo qua hành động của mình”.

Discipline (Kỷ luật): Tổng quan thì kỷ luật là một trong các yếu tố thúc đẩy sự liên kết và hoạt động mềm mại hơn của doanh nghiệp. Kỷ luật phải được các cá nhân trong công ty tôn trọng và tuân thủ.

Unity of Command (Thống nhất về sự chỉ đạo): Nhân viên nên chỉ được giám sát trực tiếp bởi một người.

Unity of Direction (Thống nhất về đường lối): Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự chỉ đạo của một người quản lý và dùng chung 1 kế hoạch. Điều này sẽ đảm bảo sự phối hợp 1 cách trơn chu hơn.

Subordination of Individual Interests to the General Interest (Quyền lợi cá nhân phải đặt dưới trên lợi ích chung): Lợi ích của một cá nhân hoặc nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của cả tổ chức.

Remuneration (Thù lao): Mức thù lao phải đảm bảo tính công bằng và đạt sự nhất chí giữa nhân viên và chủ. Điều này đã bao gồm cơ cấu các chi phí và giá trị thặng dư cần có).

Centralization (Tập trung): Mức độ đóng góp của các nhân viên đối với quá trình ra quyết định.

Scalar Chain (Cấp bậc): Nhân viên cần biết được vị trí của họ trong hệ thống phân cấp của tổ chức cũng như các mệnh lệnh từ cấp trên cần được đảm bảo rõ ràng, hợp lý, 2 bên cùng nắm rõ.

Order (Trật tự): Fayol cho rằng tổ chức nào cũng cần có trật tự và biết sắp xếp người và vật vào đúng vị trí cần thiết. Cơ quan làm việc cần sạch sẽ, gọn gàng và an toàn đối với nhân viên, mọi thứ đều cần có chỗ của nó.

– Equity (Công bằng): Nhà quản lý cần phải đảm bảo sự công bằng với nhân viên.

– Stability of Tenure of Personnel (Ổn định về nhiệm vụ): Các nhân viên mới đều cần có thời gian để ổn định và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự thay đổi đôi khi không cần thiết và gây lãng phí.

– Initiative (Sáng kiến): Theo Fayol, ông đề cao việc nhà quản lý để nhân viên thực hiện sáng kiến của họ hơn là nhà quản lý giữ vững lòng tự kiêu cá nhân.

–  Esprit de Corps (Đoàn kết): Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết.

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến việc quản trị. Trong đó có câu chuyện về một ông vua nọ được tặng một con khỉ. Đây là chú khỉ không tầm thường, nó làm được rất nhiều trò hay, nên được vua rất thích, đi đâu cũng mang theo, may quần áo cho mặc, giao kiếm cho giữ… Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ, có chú ong bay đến đậu trên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Vua băng hà.

Qua đấy, chúng ta mới thấy, trong quản trị, nếu cấp trên không giao việc cụ thể, hay đặt nhân viên vào những vị trí không thích hợp sẽ rất dễ gây ra hậu quả xấu. Nhân viên không những cần phải thích ứng với công việc, mà cũng cần sáng tạo đúng nơi đúng lúc, đừng như chú khỉ kia biến ý tốt thành việc tày đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *