Tháp nhu cầu của Maslow - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Tháp nhu cầu của Maslow

quan tri marketing p1 thuat ngunoi dung co ban cua quan tri marketing 16 638
Đánh giá bài đăng này post

Trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay, rõ ràng rằng một nhà quản trị giỏi có thể biến rơm thành vàng, nhưng một nhà quản trị tồi có thể làm điều ngược lại. Dù bạn đang học hay làm trong chuyên ngành kế toán, marketing hay nhân sự,… thì việc hiểu và nắm rõ những quy tắc quản trị cơ bản cũng đem lại những phần thưởng bất ngờ thông qua cách thức mà chúng ta sắp xếp công việc và cuộc sống của mình. Và một trong những lý thuyết tổng quát bạn nên biết lý giải động lực phát triển của cá nhân con người chính là thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow.

1 22

  1. Sơ lược về tháp nhu cầu Maslow

Theo nhà tâm lý học nhân văn Abraham Maslow, ông cho rằng tuy con người tồn tại rất nhiều nhu cầu khác nhau nhưng có thể phân loại thành 5 loại chính :

  1. Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu về ăn uống, nhà ở, thỏa mãn sinh lý và các nhu cầu vật chất khác,…
  2. Nhu cầu an toàn: Là nhu cầu an ninh và được bảo vệ khỏi những tổn hại vật chất và tinh thần, cũng như là đảm bảo các nhu cầu vật chất vẫn tiếp tục được thỏa mãn.
  3. Nhu cầu xã hội: tình cảm, sự chấp nhận và bằng hữu.
  4. Nhu cầu được tôn trọng: các yếu tố được tôn trọng từ bên trong như tự trọng, quyền tự chủ và những thành tựu và các yếu tố tôn trọng từ bên ngoài như địa vị, sự công nhận và sự chú ý.
  5. Nhu cầu khẳng định: phát huy, đạt được những cái mình có thể và sự thỏa mãn về bản thân; và nhu cầu này giúp họ tự hoàn thiện bản thân.

Về mặt động cơ, Maslow cho rằng từng cấp nhu cầu phải được lần lượt thỏa mãn, tức là nếu không thỏa mãn nhu cầu cơ bản cấp thấp thì nhu cầu tiếp theo ở cấp tiếp theo sẽ chưa được kích hoạt. Thông qua đó, Maslow muốn nhấn mạnh vào tầm quan trọng trong việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu con người một cách đúng đắn nhất. Ông cho rằng nếu muốn động viên một nhân viên nào đó, thì nhà quản trị cần tìm hiểu thông tin và phân loại xem người đó đang nằm trong mức độ cấp nhu cầu nào và tập trung vào nhu cầu đó. Ví thử như không thể cứ cố gắng tạo cơ hội thể hiện tài năng cho nhóm người công nhân trong phân xưởng đang lo lắng về cái ăn, cái mặc hay trong khoảng thời gian nền kinh tế thịnh vượng, hầu hết các nhân viên văn phòng đã được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cấp thấp.

2. Ưu nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow nói riêng và trường phái tâm lý –  xã hội trong quản trị học nói chung.

Trái ngược hẳn với thuyết quản trị cổ điển luôn đặt hiệu suất và hiệu quả công việc lên hàng đầu, học thuyết tâm lý – xã hội nhận thức rõ vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của tác phong lãnh đạo của nhà quản trị từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt trong năng suất lao động. Tháp nhu cầu của Maslow được xem như là một hệ thống được quy hoạch một cách rõ ràng nhất khẳng định sự thỏa mãn về mặt tinh thần, cụ thể ở đây là nhu cầu từ cơ bản đến nhu cầu mang tính chi phối có mối liên quan chặt chẽ với năng suất và kết quả lao động. Cũng có thể nhận định rằng trường phái tâm lý – xã hội ra đời như một mảnh ghép còn thiếu, giải quyết những khía cạnh khác mà học thuyết trước chưa chạm tới.

1 23

Tuy nhiên, nhà quản trị cần lưu ý rằng: không phải bất cứ lúc nào, đối với bất cứ con người nào khi được thỏa mãn nhu cầu sẽ cho năng suất lao động cao. Vì vậy, ban lãnh đạo cần có cái nhìn sáng suốt về bản chất con người và có kế hoạch phù hợp cho từng loại người để mang lại hiệu quả công việc. Đôi khi, coi đó là mồi nhử cũng là một ý kiến hay để khơi gợi cũng như thúc đẩy động lực từ phía nhân viên. Và ta cũng không thể xem yếu tố tâm lý (con người xã hội) là một phần chính thay thế được “Con người thuần lý thuyết- kinh tế) vì căn bản nguồn gốc động lực tồn tại và phát triển của một công ty là lợi nhuận ròng và việc thỏa mãn nhu cầu nhân viên cũng chỉ nên coi là một công cụ và phương tiện thực hiện nhiệm vụ chung thôi.    

3. Kết luận mở rộng vấn đề

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những lý thuyết sơ khai nhất trong ngành tâm lý học của con người. Tuy đã ra đời từ lâu song học thuyết này vẫn còn nguyên giá trị và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Không chỉ mang lại lời giải thích ngắn gọn và dễ hiểu cho nguồn gốc vận động và phát triển của con người, tháp nhu cầu còn là lời lý giải cho vô vàn hành vi khác nhau ở con người trong những hoàn cảnh khác nhau ví dụ như trong tình yêu, trong việc nuôi dạy trẻ hay vĩ mô hơn là trong kinh tế, chính trị toàn cầu… Nước nhỏ, nước nghèo thì lo lắng giải quyết những vấn đề cơ bản thiết yếu như lương thực, thực phẩm, cơ sở vật chất hạ tầng; trong khi nước lớn điển hình gần đây là cuộc thương mại Mỹ – Trung thì mong muốn cao và xa hơn chính là khẳng định vị trí đất nước họ, thỏa mãn nhu cầu về lợi ích của họ. Tất cả mọi sự quyết định hành động của con người đều nhằm thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của chính mình. Vì vậy người thành đạt trong thị trường 4.0 ngày nay chắc hẳn cũng chính là những bậc thầy trong việc thao túng và kiểm soát nhu cầu của người khác như đối tượng khách hàng, nhân viên của chính họ và cả những đối tác của họ nữa,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *