Ngay cả trong giao tiếng chúng ta cũng có rất nhiều những quy tắc giao tiếp sao cho phải, hợp lí, vừa lòng người nghe. Trong công việc, thậm chí bạn là một giám đốc điều hành công ty với nhiều kinh nghiệm, nhưng đôi khi bạn lại cảm thấy rất khó khăn, rằng làm sao để nhắc nhở nhân viên những điều họ cần phải cải thiện, làm sao để nhân viên không nghĩ đến bỏ việc vì sếp chỉ trích, phê bình?. “Phê bình nhân viên là một nghệ thuật, và người lãnh đạo có lẽ là một nghệ sĩ tài hoa”. Khen ngợi những thành công của nhân viên là điều dễ dàng vì chắc hẳn, ai cũng thích một lời khen hơn là một lời phê bình. Cách phê bình nhân viên cũng cho nhân viên thấy nhân cách của nhà lãnh đạo và bài viết này chúng tôi giúp bạn những cách làm sao để phê bình nhân viên một cách hiệu quả.
1.Hãy để những lời phê bình thành những phản hồi cho nhân viên.
Khi nhắc đến thuật ngữ “phê bình” có vẻ rất khó chịu, và họ sẽ nghĩ là bạn đang áp đặt nhân viên thay đổi theo cách của bạn. Tuy nhiên dùng từ “phản hồi” lại dịu hơn, vì nó mang nghĩa tốt cho cả hai bên, hai bên cùng cho – nhận và cùng học hỏi, cùng phát triển. Đặt những lời phê bình vào những bối cảnh phản hồi, cả bạn và nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái và dễ tiếp thu hơn.
2. Nghệ thuật khen mà chê
Kỹ năng khen – chê rất quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là quản lý nhân sự, không chỉ giúp nhân viên có nhiều động lực hơn trong công việc mà còn khiến nhân viên yêu quý bạn hơn; vậy nên cần “chê” sao cho như là “khen”, “khen” mà “chê” là điều không hề dễ dàng.
Đừng bao giờ buông những lời như: “Anh luôn đi làm trễ giờ!”. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Bạn thường đúng giờ, nhưng tuần này bạn đã trễ ba lần. Có chuyện gì thế?”. Vẫn cùng một ý nhắc nhở nhân viên nhưng câu sau khen trước, rồi mới đến phê bình, thậm chí có lời quan tâm đến nhân viên. Nếu là bạn, bạn thích ông sếp nào hơn? Tương tự, bạn muốn thay đổi hành vi đi muộn này của nhân viên, hãy nói những gì có khả năng như: “Bạn có thể làm gì để đảm bảo bạn sẽ đến đúng giờ thường xuyên hơn?”
Hãy cố gắng giao tiếp với nhân viên theo những cách khiến tự họ cảm thấy thoải mái, được đối xử công bằng, được tôn trọng, không thấy bị sỉ nhục, tức giận hay có cảm giác bị tổn thương.
3. Thời điểm nào thích hợp để phê bình nhân viên?
- Tin tốt cần được công bố rộng rãi, tin xấu cần được nói riêng với từng cá nhân có liên quan. Khiển trách nhân viên giữa tập thể là việc chẳng đặng đừng, tốt nhất là nên giảm thiểu. Ngược lại, khen nhân viên trong phòng chỉ có hai người thì chẳng khác nào cho người ấy “mặc áo gấm đi đêm”.
- Thực hiện theo cách mặt đối mặt. Dùng e-mail, thư từ để quở trách một ai đó không hiệu quả bằng cuộc gặp gỡ mặt đối mặt vì bạn ít phải dụng đến nhiều từ ngữ quá cứng rắn. Hơn nữa, bạn có thể thấy được những phản ứng của nhân viên trước lời nhận xét của mình. Nếu không thể gặp mặt thì nói chuyện qua điện thoại vẫn đáng được ưu tiên hơn.
- Thời gian cũng là yếu tố cần phải xem xét khi muốn phê bình ai đó, tất nhiên bạn sẽ nổi xung lên và muốn “tổng sỉ vả” ngay lập tức lúc đang nóng giận, nhưng đó là sai lầm. Tuyệt đối đừng bao giờ phê bình cấp dưới khi bạn đang quá nóng giận, thất vọng hay vội vàng. Cho dù việc này có thể làm bạn tạm thời “hạ hỏa” nhưng về lâu dài, lợi bất cập hại.
4. Hãy đưa ra những lời phê bình cụ thể
Tránh đưa ra lời khuyên mơ hồ, hoặc khái quát. Bình luận chi tiết giúp mọi người hiểu làm thế nào họ có thể làm tốt hơn. Ví dụ, thay vì nói với ai đó bài báo cáo của họ “thiếu xót công việc”, hãy cho họ những gợi ý cụ thể để cải thiện việc giao hàng của họ. Hãy lên lịch trình cho một cuộc trò chuyện tiếp theo để thảo luận về tiến trình của họ. Cung cấp càng nhiều chi tiết càng tốt giúp nhân viên của bạn hiểu những gì họ cần cải thiện.
5. Hãy lắng nghe
Nhằm mục đích đối thoại thay vì độc thoại một chiều của các nhà lãnh đạo với nhân viên, hãy đặt câu hỏi để có cảm giác tốt hơn về lý do tại sao một cái gì đó không được tốt và cung cấp cho nhân viên một cơ hội để nói lên cảm xúc và mối quan tâm của họ. Hỏi ý kiến của họ về cách bạn có thể giúp cải thiện tình hình.
Trong một môi trường hoàn hảo, các nhà lãnh đạo sẽ không cần phải chỉ trích một nhân viên. Mọi người đều có những lúc phạm sai lầm, tuy nhiên, và mọi nhân viên đều có chỗ để cải thiện. Khi cần phê bình, bạn có thể sử dụng một số nghệ thuật phê bình không đe dọa và mang tính xây dựng để truyền cảm hứng cho nhân viên và cải thiện công việc của họ, thay vì làm cho họ cảm thấy không thỏa đáng.
Nguồn:
- http://khoi.nghiep.vn/ky-nang/8-cach-phe-binh-nhan-vien-kheo-leo-ma-hieu-qua.html
- http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/11933/Nghe-thuat-phe-binh-nhan-vien-trong-quan-tri-nhan-su
- https://www.inc.com/diane-gottsman/8-ways-to-use-criticism-to-inspire-your-employee.html