Ở một xã hội hiện đại, nơi mỗi ngày thức dậy là hàng tá những hoạt động, công việc ập đến, ai cũng cần những Bản Kế Hoạch để sắp xếp những hoạt động, công việc ấy theo một trình tự nhất định. Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhưng cũng nhiều khi, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống ‘’dở khóc dở cười ‘’ khi bản kế hoạch này chồng lên những ‘’bản kế hoạch’’ khác khiến năng suất hoàn thành công việc chưa thể tốt đa. Phương pháp Lập Kế Hoạch theo chuỗi ra đời nhằm giúp bạn ‘’tối ưu hóa’’ năng suất làm việc, quản lý công việc tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thêm về phương pháp này.
- Lập kế hoạch theo chuỗi có thể giúp bạn gắn mục tiêu với thời gian nhất định.
Bạn không thể thực hiện nhiều mục tiêu trong cùng một lúc. Một ngày chỉ có 24 giờ và một năm chỉ có 8760 giờ, bạn cần phải phân bổ thời gian của mình một cách hợp lý để thực hiện được nhiều mục tiêu tốt nhất mà vẫn đảm bảo đủ thời gian cho những công việc cá nhân. Không nên để quá trình thực hiện các công việc bị rối lên như vậy sẽ không đem lại hiệu quả cao cho bạn. Do đó, bạn nên lập kế hoạch theo chuỗi để tránh sự chồng chéo trong công việc và tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc.
- Việc lập kế hoạch theo chuỗi sẽ hình thành những tiêu chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi giúp bạn có thể kiểm tra tiến độ và có nhiều động lực để hoàn thành công việc hơn.
Nếu không có kế hoạch gì, bạn sẽ không định được phương hướng cũng như không biết mình cần gì và nên làm gì. Lập kế hoạch theo chuỗi giúp bạn kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu hay chưa và có những giải pháp để điều chỉnh khi có sai sót xảy ra.
Nếu bạn không biết tự lập kế hoạch cho bản thân thì không thể xác định rõ mục tiêu cần phải đạt tới là những gì? Với năng lực của bản thân thì bạn cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đó? Không có kế hoạch, bạn sẽ không biết phân chia thời gian một cách hợp lý, mà sẽ để nó trôi qua vô ích và thực hiện thụ động trước những sự thay đổi xung quanh.
>> Xem thêm: Tại sao cần lập kế hoạch trước khi thực hiện công việc?
- Quản lí thời gian hiệu quả:
Nếu một công ty không biết những gì nó hoạt động để đạt được, các nhà lãnh đạo sẽ không biết tập trung nỗ lực của họ vào đâu. Khi một kế hoạch kinh doanh không được thực hiện, một công ty thường lãng phí thời gian vào các nhiệm vụ mang lại ít hoặc không có giá trị gia tăng cho dòng dưới cùng. Lập kế hoạch theo chuỗi cho phép một doanh nghiệp xác định trách nhiệm nào là quan trong nhất, để có thể phân bổ thời gian thích hợp để hoàn thành chúng.
- Phân bổ nguồn lực:
Nhân viên chỉ có thể xử lý rất nhiều dự án cùng một lúc. Có một kế hoạch để hướng dẫn sự chỉ đạo của công ty cho phép các nhà quản lý lựa chọn các bài tập cho nhân viên làm việc theo đó có ý nghĩa nhất để đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả mọi người làm việc cùng nhau trong các dự án có thể có tác động nhiều nhất, nó đặt công ty ở vị trí tốt hơn để đạt được thành công.
———————————-