Thực trạng chuyển đổi số trong bối cảnh Covid - 19 và khát vọng chuyển đổi số ở Việt Nam - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Thực trạng chuyển đổi số trong bối cảnh Covid – 19 và khát vọng chuyển đổi số ở Việt Nam

Đánh giá bài đăng này post

Khảo sát thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam này được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2020 bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để đánh giá tác động của Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp.

Viện Phát triển doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 400 doanh nghiệp quy mô và và nhỏ, và quy mô lớn để đánh giá được tác động của Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp và phân tích xu hướng ứng dụng chuyển đổi số để vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra.

Nội dung khảo sát bao gồm hai hạng mục lớn là:

$1· – Tác động của Covid-19 đến hoạt động sản xuất – kinh doanh, bán hàng và doanh thu

$1· – Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam thể hiện ở nhận thức, thực trạng, kỳ vọng, năng lực, rào cản chuyển đổi số

Anh 1

Tính đến thời điểm xuất bản bài viết này, tức ngày 23/02/2021, ở Việt Nam có 2395 ca nhiễm Covid. Sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế và xã hội mà nó mang lại trên toàn thế giới, nhưng Việt Nam lại là một ví dụ rất thú vị. Việt Nam – một trong những nền kinh tế ổn định và đang phát triển nhanh chóng nhất của Đông Nam Á, đã đối phó với sự bùng phát của dịch COVID-19 khá thành công và duy trì tăng trưởng kinh tế, mặc dù vẫn phải gánh chịu những tổn thất do ảnh hưởng của đại dịch.

Tuy nhiên, Covid-19 lại là cú huých trăm năm để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số.

“Muốn hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước, chúng ta phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, thực hiện công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn nữa và mạnh mẽ hơn nữa.”

Ảnh 2

Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tại Hội thảo Ngày Internet Việt Nam do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức ngày 16/12/2020. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất trong năm về lĩnh vực Internet.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Công nghệ số phát triển cho phép chúng ta đưa toàn bộ hoạt động của mình lên không gian mạng thay vì chỉ đơn giản là số hóa tài liệu, số hóa quy trình như trước đây. Cuộc dịch chuyển này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn hơn bao giờ hết trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Hiện, Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20 nước có tỉ lệ sử dụng Internet nhiều nhất thế giới với 68,17 triệu người dùng (chiếm 70% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày.

Về chỉ số hạ tầng viễn thông, trong năm qua, Việt Nam đã tăng 31 bậc, đứng thứ 69 thế giới. Với chỉ số xếp hạng nguồn nhân lực, Việt Nam tăng 3 bậc và xếp hạng 117. Ở chỉ số dịch vụ trực tuyến, Việt Nam bị tụt 22 bậc trên bảng xếp hạng (số liệu của Liên Hợp Quốc hiện chỉ mới cập nhật tới tháng 9/2019).

Ảnh 3

Hiện, Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin (ICT). Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này ước tính khoảng 126 tỷ USD, trong đó bao gồm cả đóng góp các doanh nghiệp FDI. Tỉ trọng xuất khẩu CNTT&TT hiện chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu quốc gia. Xuất khẩu ICT Việt Nam hiện chiếm 3% tỉ trọng xuất khẩu ICT toàn cầu. Đây là những điểm sáng trong lĩnh vực ICT của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng tại Hội thảo, đại diện phía doanh nghiệp, ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG cũng chia sẻ, để thúc đẩy kinh tế số thì Việt Nam rất cần xây dựng một luật về bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư vì đây là việc rất quan trọng. Mỗi người có quyền được biết dữ liệu của mình do ai thu thập, vì mục đích gì và có quyền đồng ý hoặc từ chối không cho thu thập. Trên thế giới đã có khung pháp lý cho vấn đề này để Việt Nam có thể tham khảo, ví dụ như Luật GDPR của châu Âu.

Cũng theo ông Lê Hồng Minh, bên cạnh việc tạo dựng được niềm tin thì cần một hạ tầng để phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam. Hiện tại, các nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn nằm trong dự án của các bộ, ngành riêng biệt. Cuối cùng, cơ quan quản lý cần tạo ra một nền tảng để các bên có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu vì việc này không doanh nghiệp nào có thể tự làm được.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Quyết định nêu rõ, nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức; kiến tạo thể chế; phát triển hạ tầng số; phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số. Với chương trình chuyển đổi số quốc gia được Thủ tướng phê duyệt, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới và đi đầu ở Đông Nam Á có một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số. Đối với mỗi tổ chức, đây cũng được xem là thời điểm “vàng” cho chuyển đổi số và cần phải hành động ngay.

Nguồn: amis.misa.vn

             baochinhphu.vn

Trong bối cảnh bình thường mới, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số để tránh bị tụt lại phía sau, nhưng cũng cần hiểu đúng bản chất và thực hiện một cách phù hợp để đem lại hiệu quả thực sự. Chương trình Talk Series: Lãnh đạo 4.0 – Thích ứng và chuyển đổi sẽ là một cơ hội đặc biệt để trao đổi với các chuyên gia hàng đầu trong tư vấn và đào tạo doanh nghiệp về các thắc mắc liên quan đến chuyển đổi số và lãnh đạo doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Xem thêm thông tin và đăng ký tại:

#TALK SERIES: LÃNH ĐẠO 4.0 – THÍCH ỨNG VÀ CHUYỂN ĐỔI

790baa59115ae204bb4b