🛎 [TĂNG NGUY CƠ THIẾU HỤT LAO ĐỘNG ĐẦU NĂM 2022] - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

🛎 [TĂNG NGUY CƠ THIẾU HỤT LAO ĐỘNG ĐẦU NĂM 2022]

Đánh giá bài đăng này post

Bước vào quý IV/2021, tình hình lao động việc làm đang có những chuyển biến tích cực khi các doanh nghiệp đang dần hoạt động ổn định trở lại. Một số ngành nghề, lĩnh vực nhu cầu tuyển dụng lao động đã tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm của các doanh nghiệp.

🚩 Thị trường lao động đang “ấm dần”

Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội đánh giá, với các dấu hiệu khả quan về tốc độ tiêm chủng, tình hình kiểm soát dịch bệnh hiện nay, thời điểm cuối năm nay, thị trường lao động Hà Nội dự báo sẽ có tốc độ hồi phục nhanh. 

Hằng năm, với đặc điểm thâm dụng lao động, ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện thường là những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn lao động. Do đó, trong thời kỳ bình thường mới, kết hợp tình hình thiếu hụt lao động ở giai đoạn trước, các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này sẽ có nhu cầu tuyển dụng lớn.

Trong khi đó, theo đánh giá của Navigos Search khu vực miền Bắc (đơn vị sở hữu trang tuyển dụng lớn), thời gian tới nhu cầu tuyển dụng ngành công nghệ thông tin, điện tử sẽ gia tăng mạnh mẽ. Một số ngành thâm dụng lao động cũng sẽ cần tuyển thêm một lượng lớn lao động.

🚩 7 giải pháp cho thị trường lao động

Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sự thiếu hụt lao động có thể tăng vào thời gian cuối quý I và quý II/2022 khi các doanh nghiệp được hoạt động trở lại với công suất cao. Dự kiến, trong năm 2022, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 người.

Khảo sát mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm cho thấy, có sự thiếu hụt lao động cục bộ song không nhiều vì các doanh nghiệp chưa trở lại hoạt động 100%. Hiện nhiều doanh nghiệp mới chỉ hoạt động với 50-60% lượng lao động so với trạng thái bình thường.

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đã có chính sách giữ chân người lao động, nên dù ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19 nhưng mức độ thiếu hụt lao động không đáng kể.

Nguồn kinh phí để thực hiện chương trình này khá lớn nên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu để bố trí kinh phí đủ để thực hiện 7 giải pháp này. Ngoài ngân sách Trung ương, sẽ huy động ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa.

Nguồn: Công an Nhân dân Online