KGI giúp thực hiện nguyên tắc hoạt động liên tục (Going Concern)
Để thiết lập KPI, ta sẽ tiến hành xác nhận KGI, kiểm tra khoảng trống giữa KGI đó với hiện trạng, rồi xác định CFS – quá trình quan trọng nhất khắc phục khoảng trống đó.
Giá trị mục tiêu định lượng của CSF đó chính là KPI.
Nói chung, ta có thể xác nhận KGI qua bài phát biểu đầu năm hay các tài liệu về chiến lược kinh doanh của công ty, nhưng đáng tiếc là cũng có những trường hợp không hiểu rõ được.
Do đó, trước tiên, khi suy nghĩ xem KGI rốt cuộc là gì, tôi xin phép giới thiệu tới các bạn một câu chuyện mà tôi vẫn hay trình bày trong các khóa học về KPI.
Đó là câu chuyện về nội dung “Bản chất của KGI là gì?”.
- Những điều cần làm để duy trì hoạt động kinh doanh.
Bạn đã từng nghe đến cụm từ “nguyên tắc hoạt động liên tục” (Going concern) chưa? Có rất nhiều cách lý giải khác nhau về cụm từ này.
Nếu giải thích một cách đơn giản thì cụm từ này ám chỉ các “mảng kinh doanh hay các cửa hàng đang làm ăn phát đạt”. Còn nếu giải thích theo cách định nghĩa thì đó là “cách tư duy với tiền đề là giữ cho hoạt động kinh doanh diễn ra vô thời hạn, không thay đổi hay ngừng hoạt động”. Tóm lại là quản lý, vận hành hoạt động kinh doanh sao cho nó được duy trì liên tục, xuyên suốt.
Tại các khóa học về KPI, tôi thường kể cho học viên câu chuyện sau:
Chúng ta bắt đầu một hoạt động kinh doanh. Khách hàng mua và sử dụng những sản phẩm, dịch vụ từ hoạt động kinh doanh đó. Nếu đó là những sản phẩm và dịch vụ tốt thì phía chúng ta sẽ nảy sinh trách nhiệm.
Vậy đó là trách nhiệm gì?
Đó là trách nhiệm không ngừng xây dựng môi trường, tạo uy tín để những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chúng ta tiếp tục sử dụng chúng. Ví dụ như: tư vấn, trao đổi khi có khó khăn, rắc rối, hay tiến hành sửa chữa khi xảy ra hỏng hóc. Đó là trách nhiệm thực hiện dịch vụ hậu mãi (after service).
Thêm vào đó, việc không ngừng tạo ra các dịch vụ, sản phẩm mới nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng rất quan trọng.
Việc chúng ta bắt đầu hoạt động kinh doanh và được khách hàng tin yêu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình chính là như vậy. Nếu như chỉ cần bán được sản phẩm rồi không quan tâm đến những thứ khác thì thật đáng tiếc.
Phải có trách nhiệm luôn luôn không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình.
Để làm được điều đó, cũng cần phải cải thiện, củng cố tổ chức hiện tại, xác nhận nhu cầu của khách hàng, đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. Việc này không phải là chỉ làm trong chốc lát mà phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Do đó, cần phải duy trì đầu tư một cách thường xuyên liên tục. Cần liên tục tạo ra lợi nhuận để đảm bảo nguồn vốn đầu tư. Và nguồn vốn đó cũng cần phải tạo ra lợi nhuận thường xuyên, lâu dài.
Khi đã tạo ra lợi nhuận thì ta có thể đầu tư được, nhưng vào những lúc không có lợi nhuận mà ta không có phương hướng giải quyết thì khách hàng sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, ta cần phải tạo ra lợi nhuận lâu dài, bền vững chứ không phải là những lợi nhuận nhất thời.
Tóm lại, KGI suy cuối cùng chính là lợi nhuận.
Và bản chất của KGI cũng chính là tạo ra lợi nhuận liên tục, bền vững.
Vì phải mang tính chất liên tục cho nên dù trong ngắn hạn hay trung hạn, vẫn phải tạo ra lợi nhuận. Nói cách khác, tức là vừa phải tạo ra lợi nhuận trong ngắn hạn, vừa phải chuẩn bị, đầu tư cho trung hạn.
Nếu không làm được như vậy thì không thể thực hiện được “nguyên tắc hoạt động liên tục”.
Tất nhiên, tùy vào giai đoạn mà cũng có trường hợp ngoại lệ.
Có thể nêu ra một ví dụ ngoại lệ đó là thời điểm bắt đầu triển khai, gây dựng hoạt động kinh doanh. Quá nửa các doanh nghiệp khởi nghiệp đều bắt đầu từ thua lỗ. CÓ những trường hợp chỉ mải mê đuổi theo những lợi nhuận trước mắt mà không tạo ra được ý nghĩa gì.
Có nhiều khi để nắm bắt rõ hơn nhu cầu của thị trường, người ta sẵn sàng ưu tiên cho những giao dịch với mức giá cao hơn giá bình thường. Hoặc họ cũng có thể làm thế khi gây dựng lại một mảng kinh doanh thua lỗ. Có những thời điểm cần phải ưu tiên cho việc thu hẹp phạm vi thua lỗ thay vì tạo ra lợi nhuận.
Đương nhiên là với mỗi trường hợp lại có những nguyên nhân khác nhau. Nhưng các doanh nghiệp nên lấy “Nguyên tắc hoạt động liên tục” làm tiền đề để suy xét và xét từ quan điểm đó, hãy luôn ghi nhớ rằng KGI của toàn bộ công ty chính là lợi nhuận.
Trích nguồn: KPI – công cụ quản lý nhân sự hiệu quả.
Để tham khảo các khóa học của viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế, vui lòng truy cập website ieit.vn.