Bí quyết quản trị thực hành KPI (Phần 5) - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Bí quyết quản trị thực hành KPI (Phần 5)

Đánh giá bài đăng này post

2 bức tường cần phải vượt qua

KPI là của cán bộ công nhân viên. Vì thế, cho dù đã hiểu rất rõ ràng cần phải làm cho CFS thật đơn giản,cần phải thiết lập KPI thật dễ hiểu nhưng khi chuyển sang quá trình thực hiện thì vẫn có 2 bức tường mà ta cần vượt qua.

Thứ nhất là “Bức tường của sự ngu ngốc”. Có lẽ các bạn đã nghe thấy khái niệm này ở đâu đó rồi. Tuy nhiên, sắc thái của nó có đôi chút khác biệt. 

Thứ 2 là “Bức tường của nỗi bất an”

  • “Bức tường của sự ngu ngốc” – cái bẫy hay gặp phải

Sau đây tôi sẽ nói về “Bức tường của sự ngu ngốc”. 

Theo các bạn, khi mình tìm ra một CFS dễ hiểu cho toàn bộ nhân viên và đệ trình cho các bên liên quan thì phản ứng điển hình của họ sẽ là gì?

Cũng có thể họ sẽ cất tiếng tán dương khen ngợi rằng: “Thật là dễ hiểu”.

Tuy nhiên, ngược lại, vì chính CFS đó quá đơn giản vè dễ hiểu mà cũng có thể hình dung ra được rằng sẽ có những phát ngôn mang tính phủ định kiểu như: “Cái đó thì ai chả biết”, “Tôi muốn biết tiếp theo sẽ là gì!”, “Cậu đã tốn ngần này thời gian chỉ để tìm ra thứ quá đơn giản như thế này thôi sao?” hoặc “Thật là lãng phí thời gian!”.

Có thể là quá độc đoán, thiên kiến nhưng hầu hết những cán bộ phụ trách xây dựng dự thảo KPI là những người có trình độ học vấn cao, việc được khen là “thông minh, tài giỏi” từ nhỏ đã là chuyện đương nhiên rồi, chính vì vậy nên họ không quen với việc bị chê là ‘ngốc nghếch”.

Trên thực tế, việc lựa chọn trong những thứ phức tạp trên để lấy ra chỉ một yếu tố quan trọng là việc làm tương đối khó khăn. Tuy nhiên, vì CFS được chọn ra rất dễ hiểu và đơn giản nên ta sẽ có xu hướng nghĩ rằng có lẽ mình sẽ bị chê bai như thế. 

Nói tóm lại, khi đưa CFS, cần phải vượt qua bức tường suy nghĩ, tưởng tượng rằng “Chẳng phải mình sẽ bị chê là ngu ngốc hay sao?”.

Đây được gọi là “Bức tường của sự ngu ngốc”.

  • Thế nào là “Bức tường của nỗi bất an” mà ta cần phải vượt qua?                                     

Một bức tường nữa tôi muốn nói đến đó là “Bức tường của nỗi bất an”.

Thu gọn và cho ra một CFS cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ hết tất cả những yếu tố khác. Khi đó sẽ tồn tại một nỗi bất an rằng giả sử cái CFS đã chọn này mà sai thì sẽ phải xử trí thế nào đây. Đương nhiên là vậy rồi. 

Tuy nhiên, nếu quá lo lắng, mà thêm cái CSF thứ 2 vào thì coi như đã thất bại. Nếu thế thì thứ 2 hay 3 cái CFS cũng không khác gì cả. Số lượng cứ thế tăng lên 4 cái, 5 cái và còn nhiều hơn thế nữa. 

Vấn đề đặt ra là phải tìm cách vượt qua “bức tường của nỗi bất an” này, phải chiến thắng suy nghĩ “Nếu không tiến triển tốt thì sao đây…?”

Trước tiên, hãy nhận thức rõ ràng một điều là để đơn giản hóa CFS và thu gọn thành 1 cái duy nhất, ta cần phải vượt qua 2 bức tường: “Bức tường của sự ngu ngốc” và “Bức tường của nỗi bất an”. 

Khi biết được điều này thì khả năng có thể vượt qua được sẽ tăng cao. 

Trong trường hợp này, vấn đề nhận thức có vai trò to lớn không ngờ. 

Trong khóa học của mình, khi giải thích như thế, tôi đã nhận được sự đồng thuận của quá nửa số học viên tham gia. 

Tuy nhiên, non nửa số người còn lại thì tỏ ra bán tín bán nghi. Trong đầu họ nghĩ rằng: “Chẳng phải không cần thu gọn làm một cái cũng ổn hay sao?”.

Cần phải loại bỏ ngay thứ suy nghĩ, cảm xúc này. 

Như thế tức là họ đang cho rằng tín hiệu đèn báo giao thông không cần phải là duy nhất. 

Đến đây, tôi sẽ quay trở lại vấn đề cơ bản là “Tại sao cần tới quản trị KPI?” để giải thích về tính cần thiết của việc phải đơn giản hóa và thu gọn, chọn ra chỉ một CFS duy nhất. 

————————-

Trích nguồn: sách KPI công cụ quản lý nhân sự hiệu quả – Ryuichiro Nakao

Để tham khảo về khóa học: Ứng dụng BSC KPI trong quản trị doanh nghiệp diễn ra vào ngày 15/1/2021 tại Viện Kinh tế và Thương Mại Quốc tế vui lòng xem thông tin chi tiết TẠI ĐÂY!