Tờ Forbes đưa tin, ông trùm hàng xa xỉ Pháp Bernard Arnault đã trở thành người giàu nhất thế giới theo dữ liệu bảng xếp hạng tỷ phú theo thời gian thực vào buổi sáng ngày thứ 2. Tại thời điểm đó, ông Arnault sở hữu khối tài sản 186,3 tỷ USD, nhiều hơn Jeff Bezos 300 triệu USD. Tỷ phú giàu thứ 3 là Elon Musk với 147,3 tỷ USD.
Khối tài sản của ông Arnault vọt tăng từ 76 tỷ USD vào tháng 3/2020 lên mức 186,3 tỷ USD vào ngày thứ 2, tức là tăng trên 110 tỷ USD trong vòng 14 tháng nhờ giá cổ phiếu của LVMH tăng trong cùng giai đoạn.
LVMH là công ty mẹ sở hữu loạt thương hiệu thời trang xa xỉ gồm Fendi, Louis Vuitton và Givenchy đã chứng kiến cổ phiếu tăng 0,4% trong vài giờ giao dịch đầu ngày thứ 2, đẩy vốn hóa thị trường công ty vượt 320 tỷ USD và khối tài sản cá nhân của ông Arnault nhờ đó cũng tăng thêm 600 triệu USD.
Trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến ngày hôm qua, tổng tài sản của ông chủ thương hiệu Kering Group – đối thủ của LVMH cũng đã tăng 27 tỷ USD lên mức 55,1 tỷ USD. Tại nhà mốt Chanel, cặp anh hem Alain Wertherimer và Gerard Wertheimer hiện sở hữu 35 tỷ USD, tăng gấp đôi so với khối tài sản chỉ 17 tỷ USD vào năm 2020.
Bernard Arnault là Chủ tịch và CEO của đế chế LVMH. Tập đoàn này sở hữu hơn 70 thương hiệu nổi tiếng, bao gồm Dom Perignon, Bulgari, Louis Vuitton, Sephora và Tag Heuer.
Bernard Arnault sinh ra tại Roubaix, phía nam nước Pháp vào năm 1949. Ông tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư trước khi tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình. Ở tuổi 27, ông thuyết phục cha mình bán mảng xây dựng và tập trung vào bất động sản. Ông còn có tham vọng tiến vào thị trường Mỹ.
“Pháp thời bấy giờ rất bảo thủ. Bạn không thể làm điều này, nhất là ở cái tuổi đó. Khi ấy Arnault mới hơn 20. Rất hiếm người ở cái tuổi đó đưa ra những quyết định quan trọng như vậy,” Michael Burke – giám đốc điều hành của Louis Vuitton cho biết.
Thế nhưng, Arnault đã cho thấy tham vọng lớn của mình khi xin quyền kiểm soát công ty dệt may Boussac có quy mô lớn gấp 20 lần sản nghiệp của gia đình ông. Sau này, ông đã mua lại Dior và “hồi sinh” hoàn toàn thương hiệu này. “Dior khi đó là nhà mốt mà các quý bà Pháp sẽ mặc đi ăn trưa, chứ không phải nơi kiến tạo thời trang. Nó nhàm chán và an toàn, chẳng có gì thú vị cả,” tổng biên tập tạp chí Vogue nhận xét. “Arnault đã thay đổi tất cả.”
“Mọi người thường nghĩ cha tôi sống trong tòa tháp với một đống bảng biểu Excel và các con số. Tuy nhiên sự thật khác xa như thế. Mối quan tâm lớn nhất của ông ấy là gia đình. Dĩ nhiên là, cha tôi cũng ‘nghiện’ công việc. Ông ấy làm việc rất nhiều, nhưng ông ấy thấy vui vẻ với nó. Không quá nghiêm túc như mọi người vẫn nghĩ,” con trai Arnault – Antoine – chia sẻ.
Nguồn: Forbes
Phương Linh
Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị
Related posts:
- Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế Đại học Ngoại thương hợp tác với IHCM -HYPERLOGY
- Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Salonzo – Xây dựng mục tiêu và lên kế hoạch hành động bằng công cụ BSC&KPI (13/03/2018)
- TỔNG KẾT HỘI THẢO: HỒ SƠ PHÁP LÝ AN TOÀN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (18/10/2019)
- Công ty cổ phần Cát Tường – Lập kế hoạch (25/12/2019)