OKR - Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất liên tục - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

OKR – Công cụ tối ưu trong quản trị hiệu suất liên tục

okr cong cu quan tri hieu suat
Đánh giá bài đăng này post

OKR là gì ?

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu. OKR là phương thức quản lý phổ biến với mục đích thiết lập, truyền đạt và theo dõi các mục tiêu và các kết quả hàng quý có trong tổ chức. Mục tiêu của OKR là kết nối mục tiêu của công ty tới các đội ngũ và từng cá nhân theo các kết quả then chốt có thể đo lường được, và làm cho tất cả nhân viên cùng nhau làm việc theo một mục tiêu thống nhất. Các mục tiêu được công khai trước cả doanh nghiệp, vì vậy, mọi nhân viên đều hiểu rõ  công việc của họ và làm việc cùng nhau theo một phương hướng thống nhất.

Đặc trưng của OKR

OKR có các đặc trưng cơ bản sau:

– Hệ thống mục tiêu có chu kỳ ngắn để dễ dàng theo dõi, luôn có sự kiểm tra giám sát liên tục.
– Hệ thống mục tiêu có tính liên kết và phân cấp từ công ty, sau đó chuyển xuống các bộ phận, các nhóm và cuối cùng là từng cá nhân.

Trong hệ thống OKR, mỗi cá nhân thông thường có từ 3 – 5 mục tiêu cao cấp. Dưới mỗi mục tiêu sau đó thường có 3-5 kết quả đo lường chính được liệt kê. (Kết quả theo chốt – Key Result).

Khái niệm Key Result(trong OKR) tương đối giống với KPI do cùng được dùng để đo lường kết quả, nhưng có khác biệt với KPI ở những điểm sau:

– Kết quả then chốt trong KR thường là tham vọng mà bạn mong muốn đạt được, KR là cầu nối giữa tham vọng và thực tế. Trong khi đó KPI được dùng để đo lường chính xác kết quả của đầu ra hay trong một công đoạn của quy trình.

– KPI thường là số liệu chính xác tuyệt đối, chẳng hạn như doanh số, điểm số mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm lỗi, tỷ lệ thời gian dừng sản xuất, chất lượng khách hàng tiềm năng do marketing mang về,….. Trong khi đó kết quả then chốt (KR) có thể không dễ đo lường chính xác.

– KPI thường cố định, ít thay đổi trong thời gian dài.Ngược lại, KR chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hạn, thậm trí chỉ xuất hiện một lần duy nhất, không còn tồn tại trong kế hoạch của các chu kỳ tiếp theo.

Chính vì sự khác nhau ở trên, OKR hay được áp dụng trong các vị trí sáng tạo (VD: lập trình tại các công ty công nghệ,  xây dựng ý tưởng,…). Trong khi đó, KPI thường được áp dụng trong các vị trí truyền thống: bán hàng, sản xuất. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp vừa áp dụng KR, vừa áp dụng KPI; chẳng hạn OKR áp dụng tại các vị trí sáng tạo, không dễ đo lường chính xác, KPI áp dụng cho các vị trí truyền thống; thậm trí ở một số vị trí, việc đo lường được thực hiện bằng cả KR lẫn KPI.

OKR và KPI đều là công cụ của Quản trị hiệu suất, tuy nhiên OKR thường gắn liền với Quản trị hiệu suất liên tục, một biến thể cải tiến của Quản trị hiệu suất truyền thống.

Lợi ích của OKR

  1. Hiệp đồng và kết nối tất cả nhân viên với mục đích của công ty
  2. Đưa ra định hướng rõ ràng tới từng nhóm và từng cá nhân
  3. Tăng năng suất thông qua tập trung vào các mục tiêu
  4. Theo dõi thường xuyên tiến độ mục tiêu
  5. Có những quyết định hiệu quả và kịp thời hơn
  6. Đạt được sự đo lường, trách nhiệm giải trình và sự minh bạch
  7. Cập nhật thường xuyên tiến độ hàng tuần, qua đó có được tầm nhìn và thống kê
  8. Theo dõi tiến triển của mục tiêu phù hợp với tầm nhìn, chiến lược và ưu tiên hàng đầu của công ty
  9. Có hiệu quả trong việc xác định các mục tiêu rõ ràng và cụ thể
  10. Quản lý quá trình thực hiện và hoàn thành với trách nhiệm giải trình, minh bạch
  11. Tăng cường sự tham gia và trao quyền cho mỗi cá nhân thông qua quá trình thiết lập mục tiêu
  12. Tăng cái nhìn sâu sắc và tính minh bạch trong toàn tổ chức cho giám đốc điều hành cấp cao nhất
  13. Phân tích nguyên nhân gốc rễ của lý do tại sao các mục tiêu không đạt được
  14. Cải tiến việc phân bổ và quản lý nguồn lực
  15. Bao quát các chức năng phụ thuộc chéo giữa các nhóm

Các doanh nghiệp đang sử dụng OKR

Sau khi được áp dụng tại Intel và đưa công ty này trở thành một trong những nhà sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới, OKR bắt đầu được biết tới nhiều hơn khi được đưa vào chiến lược của Google và trở nên phổ biến hơn. Được yêu thích bởi nhiều công ty công nghệ và được áp dụng tại các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ cho đến các doanh nghiệp Fortune 500. Hiện nay, OKR đang được áp dụng rộng rãi tại các công ty như Google, Zynga, Twitter, LinkedIn, Oracle, Zynga,….

Nguồn: iHCM, Weekdone.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *