Hiệu ứng pygmalion và ứng dụng trong quản trị nhân sự - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Hiệu ứng pygmalion và ứng dụng trong quản trị nhân sự

5/5 - (1 bình chọn)

Bạn đã bao giờ nghe tới “lời tiên đoán trở thành sự thật” (self-fulfilling prophecy) chưa? Đó là niềm tin rằng một quan điểm khác biệt chưa được chứng minh hoặc thậm chí không đúng có thể thành sự thật chỉ bởi vì ai đó tin điều đó là đúng. Lời tiên đoán này gần như xuất hiện hàng ngày tại phố Wall. Nếu nhà đầu tư không tin tưởng vào ban quản lý công ty hoặc nền kinh tế, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ sụt giảm. Các kỳ vọng của bạn đối với nhân viên cũng áp dụng nguyên tắc này. Trong các tài liệu về quản trị, nó còn có một tên gọi khác là “ hiệu ứng Pygmalion”. Hiệu ứng này là gì? Chúng liên quan như thế nào đến quản trị nhân sự và các gợi ý nào được rút ra từ đó?

Nguồn gốc của tên gọi “hiệu ứng Pygmalion”

Hiệu ứng này được đặt theo tên của một nhà điêu khắc bí ẩn người Hy Lạp có tên là Pygmalion. Trong bài thơ cổ “Metamorphoses”, nhà thơ gốc Latinh Ovid đã để câu chuyện về Pygmalion. Pygmalion – vua đảo Cyprus, rất giỏi tài điêu khắc, từng yêu mê mệt một bức tượng thiếu nữ Galatea do chính mình tạc ra. Trước “tình yêu” đó, các vị thần La Mã cổ đại đã đã thổi hồn cho bức tượng sống dậy để hai người trở thành vợ chồng.

ỨNG DỤNG QTNS 1
           

Hiệu ứng Pygmalion là gì?

Hiệu ứng này là một dạng của lời tiên đoán tự trở thành sự thật, ám chỉ rằng khi một nhà quản lý đánh giá cao hay thấp một cá nhân hoặc một nhóm thì cá nhân hoặc một nhóm đó sẽ tiến bộ (hoặc thụt lùi) theo các kỳ vọng đó. Các nhà quản lý thể hiện các kỳ vọng của mình có ý thức qua lời nói và hành động hay một cách vô thức qua ngôn ngữ cơ thể.

Hiệu ứng pygmalion và ứng dụng trong quản trị nhân sự
                                        Hiệu ứng pygmalion và ứng dụng trong quản trị nhân sự

Quá trình hình thành

Hiệu ứng này còn được gọi là hiệu ứng Rosenthal hay hiệu ứng sự kỳ vọng của thầy giáo. Được R. Rosenthal và D.B Rubin trình bày lần đầu tiên trong một bài báo khoa học năm 1978 đăng trên tạp chí Behavioural and Brain Sciences, hiệu ứng này mang tên nhà nghiên cứu Robert Rosenthal, người đã nghiên cứu niềm tin của con người ảnh hưởng tới các khía cạnh hiện thực như thế nào. Một thí nghiệm được thực hiện bởi nhà giáo nổi tiếng thế giới, Jane Elliot, người từng đoạt giải thưởng của hiệp hội Sức khỏe Tâm thần quốc gia vì thành tích xuất sắc đã minh họa sức mạnh của hiệu ứng. Jane Elliot chọn một nhóm học sinh ngẫu nhiên và giới thiệu với các giáo viên rằng cúng cực kì thông minh. Trong suốt một thời gian theo học, những học sinh này vẫn đạt được kết quả cao. Chính những kỳ vọng của giáo viên đối với học sinh chứ không phải sự thể hiện của chính họ, đã dẫn đến kết quả này.

Hiệu ứng Galatea – hệ quả của hiệu ứng Pygmalion

Galatea chính là tên cô gái mà Pygmalion đã tạc tượng. Hiệu ứng này nghĩa là nhân viên của bạn bắt đầu tin tưởng vào tài năng xuất chúng của họ giống như cách bạn đối xử với họ. Khi bạn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tài năng của họ và xây dựng cho họ sự tự tin và lòng tự trọng, họ sẽ sống với kỳ vọng của bạn bởi họ tin vào chính mình. Hiệu ứng Galatea thể hiện việc nhân viên tiếp thu một cách vô thức những đánh giá tích cực vô điều kiện mà bạn dành cho họ và thể hiện với họ.

Quản trị nhân sự
                                           Hiệu ứng pygmalion và ứng dụng trong quản trị nhân sự

Những nguyên tắc này có ý nghĩa gì?

Hiệu ứng Pygmalion có ý nghĩa quan trọng với những nhà quản lý. Bạn nhận được điều bạn kỳ vọng, nhận thức tạo dựng hiện thực. Hãy bắt đầu suy ngẫm cách bạn cảm nhận và điều bạn đã nghĩ về tất cả nhân viên – và về từng nhân viên cụ thể của mình. Bạn nghĩ bạn đối xử với họ như thế nào? Họ nói cách bạn đối xử với họ như thế nào?

Gợi ý rút ra

Nếu bạn mong chờ nỗ lực cải thiện nhân viên, bạn hãy bắt đầu với chính bản thân mình. Hãy xem xét:

Điều bạn nói:

  • Bạn có nói với mọi người rằng bạn tin họ có tài?
  • Bạn có thể hiện sự ủng hộ đối với người khác?
  • Bạn có động viên mọi người khi họ không tin tưởng vào khả năng làm việc của mình?

Việc bạn làm:

  • Bạn có thể hiện rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực của mọi người?
  • Qua hành động hàng ngày, bạn có thể hiện cho mọi người thấy rằng bạn tin tưởng họ có tài năng?

Ngôn ngữ cơ thể của bạn

  • Ngôn ngữ cơ thể có phù hợp với lời bạn nói và điều bạn làm không?
  • Bạn có thể hiện mình quan tâm đến mọi người qua cách bạn nhìn nhận họ không?
  • Bạn chú ý tới mọi người, hay điện thoại, thư điện tử hoặc sự gián đoạn khiến bạn xao lãng?
  • Bạn có xem đồng hồ hay nhìn đi chỗ khác khi giao tiếp với mọi người không?
  • Bạn có ngả người về phía trước khi lắng nghe không?

Ngay từ bây giờ,với tư cách là một nhà quản lý, hãy áp dụng ngay những nguyên tắc này với nhân viên của bạn trong tổ chức để phát triển năng lực của họ một cách tốt nhất có thể. Và hãy luôn luôn ghi nhớ rằng vấn đề cực kỳ quan trọng trong quản trị nhân sự là quan điểm của bạn về nhân viên.