Viện Đào tạo và Tư vấn Doanh Nghiệp đưa ra một số nội dung sau trong cuốn sách Quản trị mục tiêu bằng KPI, BSC, OKR.
1. Thiết lập cây mục tiêu
KPI là chỉ số đo lường kết quả của các hành động cốt lõi, nhờ đó chúng ta đạt được mục tiêu đích (KGI). Nên trước khi xây dựng KPI, chúng ta cần thiết lập rõ ràng về mục tiêu đích rõ ràng. Công cụ thường sử dụng là cây mục tiêu. Đó là điều đức thị hình cây, phân tầng và phân nhánh mục tiêu theo các tiêu chí khác nhau cho tới đơn vị nhỏ nhất cần quản lý.
2. Thiết lập KPI thông qua cây hành động theo tư duy phân tích – tổng hợp.
Sau khi thiết lập cây mục tiêu được phân rã tới đơn vị quản lý cuối cùng, thông thường là tiếp thị hoặc nhóm kinh doanh, ta bắt tay vào xác định hành động. Cách làm đơn giản nhất là sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp. Tức là bám vào mục tiêu được giao, người chịu trách nhiệm thực hiện sẽ liệt kê tất cả những hành động được cho là cần thiết để triển khai thành công mục tiêu đó
. Phân tích lại một lần nữa sự cần thiết và tác động của các hành động này đến mục tiêu, từ đó tổng hợp và lựa chọn lại một số hành động trọng tâm có tính quyết định đến thực hiện thành công mục tiêu. Về bản chất đây là các CSF. Kết quả thực hiện các hành động trọng tâm này chính là KPI.
3. Thiết lập KPI bằng tư duy chuỗi.
Trước hết, chúng ta cần dựng chuỗi hoạt động căn cứ vào mục tiêu được giao. Thông thường sẽ có 2 loại chuỗi chính đối với một mục tiêu: a) chuỗi theo các hoạt động nghiệp vụ
. Ví dụ, để tạo doanh thu thì phải biết nhu cầu khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu, có sản phẩm, làm marketing giới thiệu, tổ chức kênh phân phối, bán hàng để có doanh thu, rồi chăm sóc sau bán để phát triển doanh thu bền vững; hoặc b) chuỗi gắn liền các hoạt động nghiệp vụ này với các đơn vị chức năng trong tổ chức
. Ví dụ, nghiên cứu nhu cầu là việc của phòng marketing, tạo sản phẩm là việc của R&D và sản xuất, tổ chức bán là việc của phòng bán hàng, chăm sóc sau bán là việc của trung tâm chăm sóc khách hàng.
Nếu khi dựng chuỗi mà lồng ghép được chuỗi nghiệp vụ theo chức năng thì rất tốt, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần phải làm tách riêng. Sau khi dựng được chuỗi hoạt động, bạn sẽ tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động của các mắt xích trong chuỗi đó căn cứ trên dữ liệu và tình hình thực tế.
Quá trình đánh giá sẽ giúp phát hiện:
a) mắt xích nào bị nghẽn, làm ách tắc chuỗi, không chạy thông suốt để có thể dẫn đến kết quả;
b) mắt xích nào yếu, làm giảm tốc độ và chất lượng của chuỗi;
c) mắt xích nào quan trọng đang dẫn dắt chuỗi. Từ căn cứ phân loại này bạn sẽ lựa chọn thứ tự ưu tiên để đưa vào hành động thành công cốt lõi. Thông thường người ta sẽ ưu tiên tháo tắc nghẽn, làm mạnh mắt xích yếu và tập trung mắt xích dẫn dắt. Kết quả thực hiện các hành động tháo gỡ, làm mạnh và thúc đẩy này sẽ là các KPI tương ứng.
4. Thiết lập KPI bằng tư duy hệ thống, tư duy tích hợp chuỗi
Trong một doanh nghiệp thường có nhiều dòng sản phẩm và dịch vụ. Mỗi dòng sản phẩm và dịch vụ thường được thiết kế thành một chuỗi hoạt động xuyên suốt vòng đời của nó. Bạn có thể xây dựng hệ thống quản trị mục tiêu theo từng chuỗi độc lập như đã giới thiệu ở mục trên.
Tuy nhiên, nếu bạn có tư duy hệ thống hơn một chút, bạn sẽ nghĩ ngay đến việc có cách nào để tích hợp các chuỗi này thành một hệ thống hay không. Lúc đó, ta sẽ đặt các chuỗi này trong một chỉnh thể thống nhất, xem chúng như là một chuỗi lớn được hợp nhất, rồi tiến hành xác định mục tiêu và chỉ tiêu KPI như một chuỗi bình thường. Cách làm này được gọi là sử dụng tư duy tích hợp chuỗi trong xây dựng KPI.
🔗Link đặt sách quản trị mục tiêu tại đây
📌Để biết thêm nhiều các thông tin, kiến thức hữu ích hơn về các công cụ quản trị mục tiêu, hãy đặt mua sách ngay qua các kênh:
🔵Tiki: https://bit.ly/3xy7kgd
🔥Tomaha: https://tomaha.net