QUY TRÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, 7 CHỨC NĂNG VÀ 5 NGUYÊN TẮC CỦA CHÚNG - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, 7 CHỨC NĂNG VÀ 5 NGUYÊN TẮC CỦA CHÚNG

functions of financial management
Đánh giá bài đăng này post

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Quy trình quản trị tài chính là một chuỗi các bước hoặc phương pháp được thực hiện để quản lý các hoạt động tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Lập kế hoạch và ngân sách

Doanh nghiệp cần tận dụng dữ liệu tài chính từ quá khứ và hiện tại để xác định mục tiêu, điều chỉnh và thay đổi ngân sách. Việc lập kế hoạch chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp liên kết các hoạt động hàng ngày với kế hoạch tài chính dài hạn và mục tiêu tài chính của mình.

Khi thiết lập kế hoạch cụ thể, doanh nghiệp có thể xác định ngân sách phù hợp cho các giai đoạn khác nhau. Hơn nữa, ngân sách còn liên quan mật thiết đến nhiều bộ phận và phải điều chỉnh phụ thuộc vào biến động của thị trường.

Phân bổ nguồn lực

Nhà quản trị tài chính phải ấn định giá trị của các nguồn vốn và đưa ra quyết định về phân bổ nguồn lực dựa trên các tiêu chí như dự báo tăng trưởng của doanh nghiệp và các mục tiêu tài chính.

Việc phân bổ nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong việc định hình kế hoạch tài chính dài hạn của doanh nghiệp, tập trung vào mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp cần thiết lập một khuôn khổ để sử dụng nguồn vốn và xác định danh mục đầu tư tạo ra nhiều doanh thu nhất, dựa trên tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

quan tri tai chinh doanh nghiep 2
Quy trình quản trị tài chính

Vận hành và giám sát

Giai đoạn này là vô cùng quan trọng để ngăn chặn các sai sót trong việc phân bổ vốn. Doanh nghiệp và các nhà quản trị cần tiến hành đánh giá định kỳ về hoạt động kinh doanh và dòng tiền nhằm giảm thiểu gian lận và kịp thời phát hiện các vấn đề khác.

Đây là bước đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh và tính chính xác trong quy trình tài chính của công ty.

Đánh giá và báo cáo

Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá hệ thống quản trị tài chính của mình và phải điều chỉnh khi cần thiết. Các báo cáo tài chính và dữ liệu tài chính có thể hữu ích trong quá trình đánh giá hiệu quả và thành công của doanh nghiệp.

Các tiêu chí có thể thực hiện tại bước này bao gồm mức độ bảo mật, mức độ đáp ứng nhu cầu dữ liệu của doanh nghiệp, mức độ hỗ trợ. Tất cả những tiêu chí này phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề hoạt động, tình trạng tài chính hiện tại và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

Các chuyên gia quản trị tài chính có thể đề xuất các biện pháp dựa trên đánh giá và báo cáo của mình để giúp công ty lưu trữ và quản lý dữ liệu tài chính một cách an toàn, tuân thủ các quy định pháp lý liên quan và tận dụng dữ liệu một cách hiệu quả khi cần thiết.

Quý độc giả có thể tối ưu hóa khả năng quản trị tài chính thông qua KHÓA HỌC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3 1.png

7 CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Quản trị tài chính có các chức năng như sau:

  • Dự đoán nhu cầu vốn: Nhà quản trị tài chính cần thực hiện việc ước tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp dựa trên các chi phí và dự báo lợi nhuận của tổ chức, kèm theo các chính sách dự định trong tương lai. Việc này cần được thực hiện một cách toàn diện nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Xác định cấu trúc vốn: Sau khi thực hiện việc dự đoán nhu cầu vốn, doanh nghiệp cần xác định tới cấu trúc vốn. Bao gồm việc phân tích nợ ngắn hạn và dài hạn, tỷ lệ vốn từ chủ sở hữu cũng như các nguồn vốn bổ sung cần được huy động từ bên ngoài.
  • Lựa chọn nguồn vốn: Nhà quản trị tài chính cần lựa chọn các nguồn vốn có tiềm năng sinh lợi cao với chi phí thấp nhất có thể. Đồng thời, họ cần điều chỉnh cấu trúc vốn để tối đa hóa giá trị cho cổ đông.
  • Đầu tư các quỹ: Nhà quản trị cần đưa ra quyết định về việc phân bổ ngân sách vào các dự án có tiềm năng lợi nhuận cao, mang lại doanh thu đáng kể, đồng thời đảm bảo tính ổn định và an toàn trong việc đầu tư để thu được lợi nhuận đều đặn.
xu huong ban hang 1
7 chức năng của quản trị tài chính
  • Xử lý thặng dư: Đây là một trong những phần quan trọng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt là khi xác định được lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí và khoản nợ. Trong quá trình quản trị tài chính, nhà quản trị phải đối mặt với việc quyết định cách sử dụng lợi nhuận ròng này sao cho phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.
  • Quản trị tiền mặt:  Nhà quản trị tài chính phải đưa ra các chính sách và chiến lược liên quan đến việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tiền mặt của doanh nghiệp. Quản trị tiền mặt không chỉ đòi hỏi khả năng dự đoán và quản lý tốt các luồng tiền mà nó còn đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng trong các tình huống không lường trước của nhà quản trị. 
  • Kiểm soát tài chính: Nhà quản trị tài chính cần sử dụng các kỹ thuật và công cụ để đảm bảo rằng quỹ tài chính của doanh nghiệp được quản lý một cách hiệu quả và có thể đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh. Việc kiểm soát tài chính là một quy trình liên tục và đa chiều, đòi hỏi sự chú ý và giám sát kỹ lưỡng từ nhà quản trị tài chính để đảm bảo sự ổn định và thành công của doanh nghiệp trong dài hạn.

Ngoài ra, độc giả có thể tìm hiểu thêm về mục tiêu của quản trị tài chính

5 NGUYÊN TẮC CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

  • Trade-off (sự đánh đổi): Trong nhiều trường hợp, các cơ hội đầu tư với mức độ rủi ro cao thường đi kèm với tiềm năng lợi nhuận cao. Mặc dù việc đầu tư vào các nguồn lực có mức độ rủi ro cao có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng tồn tại nguy cơ mất mát lớn hơn trong trường hợp không may xảy ra. 

Nguyên tắc này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro và tiềm năng lợi nhuận khi đưa ra các quyết định tài chính. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận và đồng thời giảm thiểu nguy cơ mất mát trong quá trình kinh doanh.

  • Giá trị thời gian của tiền tệ: Khi doanh nghiệp quyết định phân bổ một khoản tiền lớn cho các dự án, họ cần cẩn thận về khả năng tác động của lạm phát tiền tệ. Bên cạnh cơ hội về lợi nhuận, doanh nghiệp cũng có thể bị tác động bởi giá trị giảm (hoặc tăng) theo thời gian của tiền tệ. 

Nhà quản trị tài chính cần xem xét không chỉ về cơ hội lợi nhuận mà còn về tác động của yếu tố lạm phát tiền tệ. Điều này giúp họ có cái nhìn toàn diện và cân nhắc hơn khi đưa ra quyết định đầu tư, từ đó tối ưu hóa hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

qttch
5 nguyên tắc quản trị tài chính
  • Tác động của thuế: Các chính sách thuế có thể khuyến khích hoặc làm chậm sự phát triển của các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế. 

Ví dụ, việc giảm thuế cho các ngành công nghiệp xanh có thể kích thích sự đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này, trong khi tăng thuế cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm có thể thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ sạch hơn. 

Tuy nhiên, thuế cũng có thể tạo ra những rào cản cho doanh nghiệp. Mức thuế cao có thể làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Ngoài ra, sự phức tạp của hệ thống thuế cũng có thể tạo ra chi phí hành chính đáng kể và làm phức tạp quá trình tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Vì vậy, khi đưa ra quyết định đầu tư và phát triển, các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của chính sách thuế. Việc hiểu rõ về các quy định thuế và kỹ thuật tối ưu hóa thuế có thể giúp doanh nghiệp tận dụng những cơ hội và tránh được những rủi ro liên quan đến các biến động thuế.

  • Áp dụng đòn bẩy tài chính: Áp dụng đòn bẩy tài chính là một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực vốn có sẵn để đạt được mục tiêu kinh doanh và tăng cường lợi nhuận. Đòn bẩy tài chính cho phép doanh nghiệp sử dụng một lượng vốn nhỏ để điều hành một quy mô hoạt động kinh doanh lớn hơn thông qua việc vay mượn hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác.

Tuy nhiên, nếu không quản lý tài chính cẩn thận, việc vay mượn có thể dẫn đến tình trạng nợ nần tích tụ, tăng chi phí lãi suất và làm giảm lợi nhuận. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và quản lý tài chính chặt chẽ từ phía doanh nghiệp.

financial management
5 nguyên tắc quản trị tài chính
  • Luôn có phương án dự phòng: Các phương án dự phòng cung cấp kế hoạch backup trong trường hợp xấu xảy ra, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.

Bằng cách có các phương án dự phòng, doanh nghiệp có thể tăng cường sự linh hoạt và khả năng ứng phó, đồng thời tạo niềm tin cho cả nhân viên và đối tác về sự ổn định và sự chắc chắn trong hoạt động kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng trong một môi trường kinh doanh không chắc chắn và biến động như hiện nay.

KẾT LUẬN

Bài viết trên đã nêu rõ về quy trình, chức năng cũng như nguyên tắc của quản trị tài chính.

Ngoài ra, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị khác TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *