10 công thức KPIs trong marketing mà bạn nên theo đuổi - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

10 công thức KPIs trong marketing mà bạn nên theo đuổi

Đánh giá bài đăng này post

Marketing KPIs là gì ?

Marketing KPIs là một biện pháp cụ thể , liên quan đến số học mà các tổ chức sử dụng để đo lường tiến độ làm việc so với mục tiêu đã đề ra thông qua các kênh marketing.

Khi nói đến marketing KPIs nhiều người luôn có thói quen sử dụng những phương pháp KPIs chung chung, thông thường. Tuy nhiên, có nhiều chiến lược khác hiệu quả hơn. Không ai muốn “ đốt” tiền vào những chiến lược không hiệu quả và gây tổn thất cho công ty cả. Lựa chọn được chiến lược KPIs phù hợp sẽ giúp công ty theo đuổi được những mục tiêu mà mình đã đề ra.

Sau đây là top 10 chiến lược KPIs hiệu quả và đáng được áp dụng nhất.

1.Sales Revenue: Doanh thu bán hàng

 

Bao nhiêu doanh thu mà inbound marketing mang về cho công ty bạn ? Hiểu rõ tầm quan trọng của doanh thu bán hàng cũng quan trọng không kém nhận thức được tính hiệu quả của chiến lược inboud marketing của  bạn. Không một công ty nào muốn tiêu tiền cho những thứ không sinh ra tiền cả.

Gần như hầu hết mọi người có xu hướng dùng tiền vào những hoạt động marketing khác. Để xác định doanh số bán hàng từ inbound marketing thì trước hết phải hiểu tường tận về inbound marketing và outbound marketing. Công thức tính doanh số từ inbound marketing như sau :

Tổng doanh thu  / năm – doanh thu từ khách hàng đạt được qua inbound marketing.

1 5

2. Cost per lead : ( giá trị của khách hàng tiềm năng )

Mọi người đều có xu hướng muốn tính toán giá trị đạt được từ khách hàng qua inbound cũng như outbound marketing ? Vậy bạn bỏ ra bao nhiêu để có được một khách hàng qua inbound marketing hoặc qua outbound marketing ?

Tính toán giá trị khách hàng thu được là tổ hợp của việc marketing tự động và nền tảng CRM cũng như các chi phí  liên quan liên quan đến ERP.

Tính toán CAC cho inbound marketing, chi phí  liên quan bao gồm :

  • Nguồn nhân lực ( sáng tạo và kĩ thuật  )
  • Công nghệ và phần mềm
  • Chi phí nói chung

Tính toán CAC cho outbound marketing, chi phí  liên quan bao gồm :

      – Quảng cáo

      – Đóng góp của marketing

      – Nguồn nhân lực ( sales và marketing )

      – Chi phí nói chung

Ngay khi tính toán chi phí cho các chiến dịch  inbound cũng như outbound marketing bạn có thể trực tiếp dự kiến cũng như phân bổ ngân sách cho phù hợp với mỗi chiến dịch.

Nếu công ty bạn sử dụng hầu hết inbound marketing, bạn cũng có thể bổ sung thêm những chiến dịch khác sau đó ước tính độ thành công và hiệu quả mà mỗi hoạt động mang lại. Điều này sẽ giúp bạn có thể áp dụng được những chiến lược hiệu quả qua thời gian.

3. Customer Lifetime Value ( Giá trị vòng đời mỗi khách hàng )

Đối với inbound marketing mà nói thì cách tốt nhất để đô lường giá trị của mỗi khách hàng chính là “ nắm rõ “ khách hàng hiện tại của bạn. Việc này sẽ giúp chúng ta giữ được liên lạc với những khách hàng tiềm năng , giúp khách hàng hài lòng và gia tăng vòng đời của họ.

Công thức tính vòng đời khách hàng như sau ;

( Doanh số bán hàng bình quân / khách hàng ) x ( số lần bình quân  khách mua/ năm ) x ̣ ( thời gian níu giữ 1 khách hàng tiêu biểu trong tháng / năm )

Một trong những cách hữu hiệu để gia tăng vòng đời khách hàng chính là phát triển những chiến dịch hướng tới trao đổi thường xuyên với khách hàng hiện hữu miễn là bạn có thể cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về những dịch vụ mới , sản phẩm mới.

4. Inbound Marketing ROI

Mọi công ty đều muốn nhìn thấy thành quả của đầu tư. Ước tính được doanh thu từ đầu tư giúp bạn định hình được tài sản theo tháng và hàng năm. Song song với đó , việc lập ra kế hoạch và dự tính ngân sách cho những năm sau và tháng cũng không nên xem nhẹ.

Bạn sẽ không hề muốn tiếp tục tiêu tốn tiền vào những chiến dịch marketing đắt đỏ , làm gia tăng một lượng ngân sách khá lớn của công ty . Vậy nên , hãy nhỡ những gì bạn thu về được từ đầu tư chính là thước đo quyết định những những hành động tương lai của bạn.

Chỉ số ROI của inbound marketing được tính như sau :

( Doanh thu tăng trưởng- Đầu tư cho marketing)/ ( Đầu tư cho marketing ) = ROI

5. Traffic-to-Lead Ratio (New Contact Rate)  ( Tỉ lệ contact mới )

Việc hiểu rõ được lượng tương tác từ website của bạn đến từ đâu , nguồn nào trực tiếp hay thông qua mạng xã hội thực sự rất quan trọng. 

Trong trường hợp lượng tương tác page vẫn tăng nhưng tỉ lệ khách hàng tiềm năng lại giảm đi thì có vẻ rằng một vài thứ đã bị bỏ qua trên page của bạn.

Theo dõi CRO để xác định khi nào nên thay đổi nội dung , hình ảnh để có được hiệu quả cao nhất.

6. ( Lead – to – customer ratio)  Tỷ lệ khách hàng tiềm năng

Sau mọi cố gắng marketing cho sản phẩm cần nắm được bao nhiêu khách hàng mà sales của công ty bạn có thể chốt được . Hai khái niệm được đưa ra là tỷ lệ phản hồi có tiềm năng và tỷ lệ phản hồi chấp thuận. Vậy sự khác nhau giữa 2 khái niệm này là gì ?

Khách hàng tiềm năng chất lượng : là khách hàng có khả năng bán được hàng hóa cho họ dựa trên điểm tiềm năng tích lũy và những hoạt động cụ thể họ tham gia. Hầu hết các công ty sẽ có form để những leads này điền vào như “ cần giúp đỡ “ , đây có thể chính là người muốn sử dụng hàng hóa , dịch vụ của bạn.

Khách hàng chấp thuận mua hàng : là những leads đã liên hệ trực tiếp hoặc thường xuyên liên hệ.

Vậy khi nhìn vào 2 tỷ lệ này , bạn hãy thử hỏi chính mình ;

  • Chiến dịch của mình có tìm được leads không ?
  • CRM của bạn đã thành công trong việc chuyển khách hàng tiềm năng chất lượng sang cho sales đúng lúc chưa ?
  • Tỷ lệ chốt sales có cao không ?

Nếu một trong những câu trả lời này là không thì hãy gặp sales team của bạn , thảo luận vấn đề và đề ra phương hướng giải quyết kịp thời.

7. Landing Page Conversion Rates ( Tỷ lệ chuyển đổi  qua landing page)

Website hỗ trợ bán hàng của bạn rất đẹp tuy nhiên lại không thực sự hoạt động hiệu quả ?

Landing pages không tạo ra leads thì không giúp được gì cả cho dù lượng tương tác có bao nhiêu , giao diện đẹp như thế nào đi nữa. Giống như tỷ lệ contact mới của bạn, nếu landing page của bạn có đang có tỷ lệ traffic cao tuy nhiên tỷ lệ conversttion thấp thì đây chính là báo hiệu đỏ cho bạn thay đổi nó.

Ví dụ , hãy thử test A/B cho những sự thay đổi sau xem điều gì quyết định tỷ lệ trao đổi :

  • Thay màu CTA
  • Thêm nhiều thông tin hữu hiệu hơn vào CTA
  • Content thuyết phục người đọc
  • Viết ngắn và súc tích
  • Thêm những dẫn chứng khác ( reviews, giải thưởng ,….)

8. Organic Traffic

Mục tiêu của kinh doanh chính là để khách hàng chủ động tìm đến bạn, tối thiểu hóa nỗ lực để thu hút họ tới ghé thăm website của bạn.

Không mấy ngạc nhiên vì lượng organic traffic chủ yếu đến từ cách viết bài chuẩn SEO, nên rất hữu hiệu nếu bạn có thể định hình và theo chiến lược này.

9. Social Media Traffic (and Conversion Rates) 

3 1

Càng ngày những phương tiện truyền thông  càng chứng tỏ đây chính là công cụ hữu hiệu cho inbound marketing. Sức mạnh của nó mang lại cho mỗi chiến dịch quả là không thể xem thường.

Những số liệu mà bạn có thể sử dụng để thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của truyền thông với những nỗ lực marketing bao gồm :

  • Số lượng chuyển đổi qua phương tiện truyền thông
  • Số lượng khách hàng thu về được từ những kênh này
  • Phần trăm traffic từ những kênh truyền thông

Với một số những mạng xã hội như Faceboook, Twister , Linkedln, Google+ , Pinterest bạn có thể không có đủ thời gian để tận dụng hết  hiệu quả của mọi công cụ này , tuy nhiên hãy cố gắng chia nhỏ ra thành số lượng leads, khách hàng , phần trăm traffic để lựa chọn công cụ hiệu quả nhất.

10. Mobile Traffic, Leads and Conversion Rates

Website của bạn có phù hợp cho những thiết bị di động không ?

Hiện này xu hướng sử dụng mạng xã hội ngày càng rộng rãi , vậy nên mọi người thường ưa thích những website dùng được cho cả điện thoại.

Vậy nên hãy để tâm tới :

  • Mobile traffic
  • Số lượng chuyển đổi  tiềm năng từ thiết bị này
  • Tỷ lệ bỏ trang từ các thiết bị di động
  • Tỷ lệ chuyển đổi được tiêu chuẩn hóa qua landing pages
  • Những thiết bị di động phổ biến

 Nguồn :https://www.impactbnd.com/the-10-marketing-kpis-you-should-be-tracking