20 quy tắc trong quản lý theo theo Richard Templar (phần 2) - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

20 quy tắc trong quản lý theo theo Richard Templar (phần 2)

Đánh giá bài đăng này post

4.QUY TẮC 4: TỔ CHỨC NHỮNG BUỔI HỌP THẬT SỰ HIỆU QUẢ

“Những ý tưởng từ các cuộc họp vội vàng thường là những ý tưởng hời hợt, nông cạn và không sáng tạo. Các ý tưởng này không mấy khi hữu ích. Thế nhưng, các cuộc họp như vậy dường như lại làm cho những kẻ không có tính sáng tạo lầm tưởng rằng họ đã có được những cải cách vượt bậc và rằng những người khác đang lắng nghe họ”. Harvey Block, Tổng giám đốc, Tập đoàn Bokenon

Tất cả chúng ta đã từng tham dự những buổi họp kiểu như: buổi họp kéo dài, bài phát biểu hời hợt, chương trình nghị sự thì được viết vào sau phong bì hoặc không được chuẩn bị trước. Nội dung cuộc họp sơ sài, lạc đề, thiếu thông tin và không có thông báo đầy đủ. Là người quản lý, bạn phải tổ chức được những buổi họp thật hiệu quả. Bạn hãy xác định trước mục đích của buổi họp là gì và đảm bảo chắc chắn mình sẽ đạt được mục đích đó.

Về cơ bản thì các buổi họp có 4 mục đích:

-Thành lập và kết hợp nhóm làm việc

-Phổ biến thông tin

-Đóng góp sáng kiến (và đưa ra quyết định)

-Thu thập thông tin (và đưa ra quyết định)

Một số cuộc họp có thể có nhiều mục đích hơn nhưng bạn vẫn phải ý thức được các mục đích và thêm nó vào danh sách mục đích của bạn. Nếu bạn muốn các cuộc họp của bạn có hiệu quả thì bạn phải giữ vai trò kiểm soát một cách triệt để. Bạn không thể để xảy ra tình trạng dân chủ một cách thái quá. Nói tóm lại, bạn là nhà quản lý, bạn là người chịu trách nhiệm. Để cuộc họp có hiệu quả thì bạn không được cho phép ai ngồi im, không nói gì hoặc là nói dông dài, nói huyên thuyên không dứt.

Bạn không nên “lạc sang vấn đề khác” trong quá trình họp. Nếu đó là vấn đề quan trọng thì bạn hãy đưa nó vào chương trình nghị sự. Nếu không quan trọng thì không nên đề cập.

Tổ chức các cuộc họp vào cuối ngày làm việc thì tốt hơn là vào đầu ngày. Vào cuối giờ làm việc của một ngày, mọi người đều vội vàng muốn về nhà do đó cuộc họp sẽ diễn ra ngắn gọn; vào đầu giờ làm việc, mọi người thường nói miên man không vào chủ đề chính và thường tán gẫu với nhau. Tất nhiên, trừ khi là buổi gặp mặt để duy trì quan hệ thân mật trong công ty thì bạn nên tổ chức vào thời gian đầu ngày làm việc.

Bạn nên cân nhắc xem những cuộc gặp nào có thể thực hiện thông qua thư điện tử, điện thoại, hoặc gặp riêng từng người (hạn chế phải gặp những người không thực sự cần thiết). Mọi cuộc họp phải được bắt đầu đúng giờ. Không bao giờ chờ đợi bất kỳ ai. Không bao giờ nói lại những phần đã nói cho người đến muộn. Nếu như họ không được nghe những phần quan trọng, sau cuộc họp họ có thể hỏi lại những người khác. Làm như vậy thì họ sẽ học được bài học đáng nhớ và lần sau họ mới đến đúng giờ.

Bạn hãy thông báo sớm thời gian diễn ra cuộc họp nhưng đừng quá sớm để không một ai có thể lấy cớ là sẽ bận vào hôm đó. Bạn cần xác định lại ngày giờ cuộc họp trước tất cả mọi người để chắc chắn rằng họ sẽ nhớ và đến tham dự đông đủ.

Bạn chỉ định người ghi biên bản cuộc họp và phải chắc chắn rằng họ làm tốt và làm đúng ý bạn. Bạn hãy cư xử một cách nhất quán, thân thiện và dứt khoát. Bạn phải chắc chắn rằng tất cả các mục trong chương trình nghị sự phải kết thúc bằng một kế hoạch hành động. Không có kế hoạch hành động thì buổi họp chỉ là buổi tán gẫu đơn thuần. Nếu không có kế hoạch hành động thì buổi họp phải đưa ra được quyết định về đường lối hành động.

Nếu cuộc họp có quá đông người, từ sáu người trở lên, bạn hãy chia nhỏ họ thành từng nhóm và yêu cầu các nhóm báo cáo lại cho bạn. Bạn hãy ghi nhớ điều quan trọng là cuộc họp nào cũng phải có một mục đích cụ thể. Cuối buổi họp, bạn phải xem xem mình có đạt được mục đích hay không. Và còn một điểm nữa, bạn hãy tổ chức các buổi họp trong phòng. Ghế ngồi họp không nên dùng loại sang trọng, thoải mái quá và đừng chọn địa điểm họp sang trọng quá, như vậy sẽ giúp cho cuộc họp diễn ra nhanh hơn.

33 1

5. QUY TẮC 5 : LÀM CHO CUỘC HỌP TRỞ NÊN VUI VẺ 

Tôi đoán rằng để có được vị trí vinh quang ngày nay thì bạn cũng đã từng phải tham dự nhiều buổi họp kéo dài, nhàm chán và tẻ nhạt. Vậy thì cần phải thay đổi cách làm việc đó và tôi hy vọng bạn sẽ làm được điều này. Bây giờ, trước khi chúng ta tiếp tục, tôi sẽ cho bạn lời khuyên mà tôi còn nhớ đã đọc ở đâu đó. Lời khuyên đại khái như sau: Bạn hãy đưa cho mỗi thành viên trong cuộc họp 5 đồng để tiêu. Mỗi khi ai trong số họ muốn nói thì họ phải bỏ ra 1 đồng. Một khi họ đã tiêu hết số tiền của họ thì họ không còn được nói thêm gì nữa. Làm như vậy khiến cho họ thật sự cẩn trọng trong cách nói năng. Tuy nhiên làm cách này cũng có thể khiến bạn bị mang tiếng là một kẻ ngu xuẩn hoặc là một người lãnh đạo cuộc họp không hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý khác dành cho bạn:

-Ăn mặc một cách kỳ lạ

-Chơi game, tổ chức trò chơi hoặc tổ chức một cuộc  thi bất kỳ 

-Chơi trò ú tim 

-Để cho thành viên cấp thấp nhất lãnh đạo cuộc họp. 

Tất cả những điều trên đây đều khiến cho cuộc họp trở lên khôi hài, thất bại và ngớ ngẩn. Bạn đừng làm theo những cách như vậy.

Vậy thì làm sao bạn có thể tạo ra bầu không khí vui vẻ mà không phải làm giống theo kiểu của David Brent? 

Vui vẻ có nghĩa là làm cho mọi người hết chán nản, làm cho mọi người là chính họ và nhận được sự đóng góp của bản thân họ. Hài hước tức là để cho mọi người chia sẻ những điều khiến họ buồn cười mà không bị ai trách mắng. Hài hước là cho phép mọi người kể chuyện hay các giai thoại vui để làm cho mọi người cùng vui. Hài hước cũng có nghĩa là bạn phải mềm dẻo để ghi nhận những gợi ý của người khác trong mức có thể. 

Người quản lý tự tin chính là bạn là những người rất mềm dẻo, linh hoạt bởi họ luôn thoải mái, vui vẻ và tự tin. Người quản lý bảo thủ thì luôn lo sợ vì họ cảm thấy không an toàn và hay sử dụng những quy tắc cứng nhắc để che giấu sự thiếu tự tin của họ. 

6. QUY TẮC 6 : LÀM CHO NHÓM CỦA BẠN TỐT HƠN BẠN 

“Một điều trớ trêu lạ lùng trong cuộc sống kỳ lạ này là chính những người làm việc chăm chỉ nhất và tuân thủ theo những quy tắc nghiêm khắc nhất để đạt được mục tiêu thì lại là những người hạnh phúc nhất”. Brutus Hamilton, Huấn luyện viên thể thao 

Người quản lý tốt ‐ chính là bạn ‐ phải biết khi nào nhóm của mình lớn mạnh để họ cũng phải bắt nhịp với nhóm. Cần phải can đảm, kiên quyết, quyết tâm và có niềm đam mê nhiệt huyết với công việc thì bạn mới có thể làm cho nhóm của mình lớn mạnh được. Bạn phải làm cho các thành viên trong nhóm trở thành người giỏi hơn cả bạn. Như vậy có nghĩa là bạn phải tin tưởng họ, tạo những điều kiện tốt nhất cho họ, dạy họ biết vượt qua cả chính bạn, tin tưởng họ sẽ không nói xấu bạn khi họ giỏi hơn bạn. Bạn phải tự tin vào khả năng của mình, không ghen tị khi thấy họ vượt trội hơn mình. Đây là một thách thức không dễ dàng gì. 

Không mấy người quản lý muốn làm theo quy tắc này. Bạn phải hết sức thoải mái và yên tâm với vị trí của mình. Bạn hãy khuyến khích nhóm của bạn nói hết với bạn những gì họ nghĩ một cách thẳng thắn. Bạn hãy nhìn lại nhóm của mình. Nhóm của bạn có những người như thế nào? Ai trong số họ sau này có thể thay thế vị trí của bạn? Bạn có thể chia sẻ gì với họ để nâng đỡ họ. 

22 3

Người kế nhiệm là người mà bạn muốn bồi dưỡng và chăm chút. Họ là những người tài giỏi, sắc sảo và nhiệt huyết. Một khi bạn thành lập một nhóm tốt và làm cho họ quen với việc bạn là người quản lý, rồi để cho họ cảm thấy thoải mái với điều đó, như vậy họ sẽ không còn chống đối hoặc muốn vượt quyền bạn nữa. Nhóm của bạn chỉ chống lại bạn khi họ cảm thấy bực tức hoặc không được tin tưởng. Do vậy bạn hãy đào tạo, huấn luyện họ và làm cho họ trở nên tốt lên.