Trên thế giới, có rất nhiều công ty phát triển vượt bậc và thần tốc nhờ việc xây dựng một bề dày văn hóa phù hợp và đúng đắn với phương hướng của doanh nghiệp mình. Việc mà doanh nghiệp ngày nay cần làm đó là tìm cho mình một hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể đồng thời tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước để tạo ra con đường phù hợp với mình.
Sau đây là 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp tiêu biểu mà các nhà quản trị có thể tham khảo và áp dụng cho hoạt động xây dựng văn hóa công ty. Hãy cùng Viện iEIT tìm hiểu đó là gì nhé!
1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình:
Văn hóa doanh nghiệp gia đình là mô hình thiên về con người và thứ bậc. Đây là một dạng mô hình định hướng về quyền lực, người lãnh đạo như là một người chủ gia đình có trách nhiệm chăm lo cho các thành viên khác và đòi hỏi sự trung thành của các thành viên. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.
– Nhược điểm: Công ty càng lớn, việc duy trì loại hình văn hóa này càng khó khăn.
– Đối tượng phù hợp: Các công ty có xu hướng đưa môi trường doanh nghiệp trở thành khép kín, chú trọng vào nền văn hóa bản địa.
– Ví dụ : Các doanh nghiệp Hàn Quốc hầu hết đều theo mô hình văn hóa gia đình. Họ đã vận dụng khéo léo các hình thức để thể hiện được sự quan tâm của doanh nghiệp đối với nhân viên và gia đình như: quan tâm đến việc học hành của con cái, việc hiếu hỷ… đều được doanh nghiệp trợ cấp đặc biệt. Bằng mọi cách, các doanh nghiệp cố gắng để nhân viên yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dưỡng tình cảm như đối với gia đình họ.
2. Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel:
– Nhược điểm: Cách tiếp cận rất khô khan này không tạo ra cảm hứng hoặc dám thử nghiệm, điều này có thể dẫn đến việc thiếu niềm đam mê hoặc khó chịu từ các nhân viên vì môi trường quá cứng nhắc.
– Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về quản trị bằng sức mạnh, quyết đoán. thường là các công ty về sản xuất…
– Ví dụ: Mạnh mẽ và hiệu quả, mô hình văn hóa tháp Eiffel là điển hình ở Đức. Điều này được phản ánh trong việc tuân thủ các nguyên tắc kinh doanh, làm việc theo sự vận hành có tổ chức từ trên xuống dưới làm giảm đi các phương án dự phòng hay hạn chế các tình huống tự phát trong quá trình diễn biến sự việc. Người Đức không thích sự bất ngờ. Những thay đổi đột xuất trong các thương vụ kinh doanh thường không được chào đón.
3. Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường:
Ngược hoàn toàn với mô hình văn hóa gia đình, mô hình này thiên về nhiệm vụ và phân quyền. Do vậy nó chú trọng đến sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc, tạo ra một môi trường làm việc năng động và sáng tạo và chấp nhận rủi ro.
– Nhược điểm: Văn hóa này có thể khiến nhân viên bị thiếu phương hướng và trách nhiệm.
– Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm
– Ví dụ: Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA) đã tiên phong sử dụng nhóm dự án làm việc trong tàu thăm dò vũ trụ giống như tên lửa điều khiển. Để hoàn thành nhiệm vụ hạ cánh mặt trăng cần 140 kỹ sư thuộc các lĩnh vực khác nhau. Không hề có hệ thống thứ bậc nào tất cả trách nhiệm và quyền hạn của họ đều ngang nhau, hoặc ít nhất gần như ngang nhau vì không ai biết sự đóng góp của người khác.
4. Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng:
– Nhược điểm: Cường độ như vậy có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa nhân viên và mọi người dễ cảm thấy áp lực.
– Đối tượng phù hợp: Doanh nghiệp thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế…
– Ví dụ: Facebook có thể được coi là một điển hình mẫu cho văn hóa lò ấp trứng. Dựa trên lời khuyên răn nổi tiếng của CEO Mark Zuckerberg: Di chuyển nhanh và phá vỡ mọi thứ các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình, quy định mà có thể tự phát triển bản thân.