Những ví dụ thực tế khi triển khai OKR - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Những ví dụ thực tế khi triển khai OKR

Đánh giá bài đăng này post

OKR (Objectives and Key Results) là một phương thức quản lý biến thể của Quản lý theo mục tiêu, được sinh ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Andy Grove tại Intel vào cuối những năm 1970. 

Xét theo phương diện công cụ quản trị, so với KPI, BSC thì OKR có những ưu điểm riêng. Đây là những ưu điểm góp phần giải thích vì sao những doanh nghiệp lớn trên thế giới lựa chọn OKR như một công cụ quản trị mục tiêu hiệu quả của mình. 

Những ví dụ thực tế khi triển khai OKR

Google

Đầu tiên ta phải nói tới Google – công ty hàng đầu về công nghệ. Vào những năm 2000, John Doerr đã mang OKR đến với hai nhà sáng lập của Google – Larry Page và Brin. Buổi thuyết trình được diễn ra theo đúng quy trình OKR với các mục tiêu và kết quả then chốt rõ ràng. Ngay sau đó, 2 nhà sáng lập của Google đã lựa chọn OKR như một phương pháp quản trị được thống nhất áp dụng tại Google. Cũng nhờ quyết định này, OKR chính thức đồng hành cùng Google và đưa doanh nghiệp này trở thành một “ông lớn” công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay. Kỹ thuật tư duy đã giúp Google từ một công ty khởi nghiệp với gara ô tô đến đế chế công nghệ trị giá hàng tỷ USD như hiện nay. Người đồng sáng lập Google – Larry Page đã có những chia sẻ rằng: “OKR nhiều lần giúp chúng tôi đạt được mức tăng trưởng gấp 10 lần”; Rick Klau tạo Google Ventures cũng khẳng định: “Google đã từng không phải là Google, cho đến khi ứng dụng phương pháp OKR”.

Với 3 cấp độ “Cá nhân – Phòng ban – Công ty”, Google đã tiến hành thực hiện OKR hằng năm, nhưng vẫn có thể sửa đổi dựa trên những gì diễn ra trong năm đó. Theo đó, các phòng ban và mỗi cá nhân sẽ dựa vào OKR chung để thiết lập mục tiêu riêng cho mình và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. 

Tại Google, nhân viên sẽ đặt ra từ 4 – 6 OKRs mỗi quý. Vượt quá ngưỡng này, họ sẽ mất đi sự tập trung và không đạt được hiệu quả công việc. Google khuyến khích nhóm của mình đặt mục tiêu quý càng cao càng tốt. Vì nhìn lại mục tiêu chung, nhân viên luôn có ý thức làm việc. Vào cuối mỗi quý, các thành viên nhóm của Google chấm điểm kết quả chính của họ theo thang điểm 0-1. Mặc dù OKR không phải là một hệ thống đánh giá hiệu suất của nhân viên, nhưng chúng có thể giúp nhân viên tham khảo và ghi nhớ những điều họ đã làm cho công ty như đó là một phần của quy trình OKR. 

Đặc biệt,  OKR là một quy trình minh bạch. Không chỉ bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy mục tiêu của người khác mà còn có thể nhìn thấy điểm số của nhau. Điều này khá tối kỵ với một số công ty vì sẽ sinh ra sự ghen tuông giữa các nhân viên nhưng cái lợi của việc này là giúp mọi người hiểu được hết những gì người khác đang làm và từ đó nhân viên bảo ban nhau hoàn thành mục tiêu chung của công ty. 

Một trong những thành công ngoài sức tưởng tượng của Google phải nói đến là trình duyệt Google Chrome – biến những điều không thể thành có thể. Năm 2006, mục tiêu của Google Chrome là phát triển một nền tảng thế hệ tương lai cho ứng dụng website với kết quả then chốt là phải đạt được 20 triệu người dùng chỉ trong 7 ngày. 

 Khi đi vào thực tế, dù có rất nhiều cải tiến đáng kể nhưng con số 20 triệu dường như là không thể, bởi Chrome đang bắt đầu từ con số 0. Trên thực tế, Google Chorme chỉ chiếm được 3% thị phần trình duyệt web. Vì vậy, Google quyết định chia nhỏ mục tiêu và đưa ra một OKRs con. 

Tới năm 2008, để thay đổi tình thế, mục tiêu mới mà Google đặt ra là biến Chrome trình duyệt nhanh như tạp chí với các kết quả then chốt gồm: tăng tốc độ Javacript hơn 10 lần sau 4 tháng và 20 lần sau 2 năm, hay đưa Chrome xuất hiện trên các hệ điều hành như OS X và Linux thay vì chỉ windows như trước. Với cách tiếp cận này, Google đã có thể dễ dàng tạo nên sự khác biệt cho công cụ trình duyệt web của họ và đó chính là bước tiền đề để tới năm 2010, Google Chrome đã chính thức cán mốc 111 triệu người dùng. 

OKR Là Gì? Cách Xây Dựng Các Chỉ Số Để Quản Lý Doanh Nghiệp Hiệu Quả - Trung Thành

Youtube

Là một nền tảng nội dung được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, Youtube muốn người xem tăng thời lượng của mình lên, thời lượng được đo bằng phút, từ đó tăng doanh thu quảng cáo dựa trên tỷ lệ người xem, số lượt click. 

Mục tiêu của youtube là tăng thời gian xem trung bình cho mỗi người dùng. Vì vậy, kết quả then chốt để Youtube đạt được mục tiêu là tăng tổng thời gian xem lên dựa theo số phút xem/ ngày. Mở rộng ứng dụng hoạt động 2 hệ điều hành mới và giảm thời gian tải video xuống. 

Youtube có định hướng khá rõ ràng bằng việc tăng số phút/ người xem nội dung. Những con số định lượng cụ thể ở đây có vai trò rất quan trọng bởi nếu nhân viên đạt được key result đó một cách dễ như trở bàn tay thì rõ ràng nó không hề khó. Từ đó, họ sẽ điều chỉnh các key result ở kỳ OKR tiếp theo. Nếu có bất kỳ thay đổi nào làm chậm đến tiến trình, đội ngũ Youtube sẽ đánh giá rất tỉ mỉ xem mức độ ảnh hưởng là bao nhiêu. Sau đó, họ thực hiện những cuộc hội ý để đạt được sự dung hòa trong nội bộ trước khi tiến hành sự thay đổi đó. 

Google hay youtube chỉ là những ví dụ điển hình của những doanh nghiệp trên thế giới đã thành công nhờ công cụ OKR. Họ đều bắt đầu ở con số 0 tròn trĩnh, đều đặt mục tiêu và đều có thất bại nhưng điểm chung duy nhất ở họ, đó là không bỏ cuộc giữa chừng. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp có một đặc thù riêng, do đó, không có một công thức OKR chung nào để áp dụng cho tất cả các công ty. Đặc biệt, khi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với công cụ quản trị hiệu suất này, thoạt nghe tưởng chừng rất đơn giản, nhưng khi áp dụng vào quản trị, có những điều cần phải điều chỉnh cho phù hợp thực tế.

Để hiểu thêm về quản trị mục tiêu, nhấn đăng ký khóa học của chúng tôi:  Phương pháp thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội (OKR). 
————————————————————————————————
Khai giảng: 23/04/2021 
▶️Thời lượng: 4 buổi (3 tiếng/buổi)
▶️Giảng viên chính: PGS.TSKH Nguyễn Văn Minh – Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, trường Đại học Ngoại thương
▶️Link đăng ký: https://bit.ly/39Arw1T
▶️Hotline: 0909111485 (nhánh 1)/ Ms. Điệp: 0984926208
▶️Email: eit@ftu.edu.vn