BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

8cbd38ed0b76bbbe6cd0fe450939cce3
Đánh giá bài đăng này post

Trong lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp thì kỹ năng lập và đọc báo cáo tài chính là một kỹ năng quan trọng, không thể thiếu. Vậy, để hiểu chi tiết báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập và đọc bảng báo cáo tài chính ra sao, hãy cùng Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp tìm hiểu qua bài viết!

8cbd38ed0b76bbbe6cd0fe450939cce3

Báo cáo tài chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán 2015, báo cáo tài chính (BCTC) là các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán sẽ trình bày theo biểu mẫu, các bảng biểu, sơ đồ để mô tả thông tin về tình hình kinh doanh, các dòng tiền của doanh nghiệp.

BCTC được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp BCTC đúng thời hạn, chính xác theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Một bộ BCTC hoàn chỉnh sẽ bao gồm:

Báo cáo của Ban Giám đốc doanh nghiệp

Báo cáo của Công ty kiểm toán độc lập

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thuyết minh BCTC

Phân loại báo cáo tài chính

Hiện nay, BCTC được chia thành 2 loại:

Báo cáo tài chính tổng hợp

Hình thức và nội dung trình bày, thời hạn lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp được thực hiện theo quy định tại thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21 “trình bày báo cáo tài chính” và chuẩn mực kế toán số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.

1/Đối với công ty mẹ và tập đoàn, khi vừa phải lập BCTC tổng hợp vừa lập BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước.

2/Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất và kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hoặc sự nghiệp, sau đó mới lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động.

3/Trong khi lập BCTC tổng hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) đã có thể phải thực hiện các quy định về hợp nhất BCTC.

Báo cáo tài chính hợp nhất

Theo quy định tại khoản 1 Điều 191 Luật doanh nghiệp 2014, đối với nhóm công ty con, công ty mẹ vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, thì công ty con, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:

1/ BCTC hợp nhất của công ty mẹ theo quy định của pháp luật về kế toán.

2) Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh (KQKD) hằng năm của công ty con và công ty mẹ.

3) Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty con và công ty mẹ.

Tuy nhiên, đối với trường hợp các doanh nghiệp trong mô hình nhóm công ty không phải là công ty mẹ thì không cần phải lập BCTC hợp nhất theo pháp luật về kế toán.

417dc63509aabd85e20ccfd66aa3faa8

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Sau đây là cách lập báo cáo tài chính chi tiết mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Yêu cầu và nguyên tắc

Một số yêu cầu và nguyên tắc cần tuân thủ khi lập BCTC bao gồm:

Yêu cầu khi lập báo cáo

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “trình bày báo cáo tài chính”, khi lập BCTC cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:

1/ Trình bày BCTC phải chính xác, trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

2/ BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp.

3/ Trình bày BCTC một cách khách quan và không thiên vị.

4/ BCTC phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng.

5/ BCTC phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.

Nguyên tắc

Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập BCTC các nguyên tắc phải tuân thủ các yêu cầu sau:

1/Nguyên tắc hoạt động liên tục.

2/Nguyên tắc cơ sở dồn tích.

3/Nguyên tắc nhất quán.

4/Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.

5/Nguyên tắc bù trừ.

6/Nguyên tắc có thể so sánh.

Quy trình

Một doanh nghiệp khi lập BCTC cần tuân thủ các bước cơ bản sau:

Bước 1: Kiểm tra chứng từ

Tập hợp những loại chứng từ phát sinh trong năm tài chính, kiểm tra đối chiếu chứng từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai định kỳ đã nộp cho cơ quan thuế.

Do có sự thay đổi về tài khoản giữa thông tư 200/2014/TT-BTC với quyết định 15/2006/QĐ-BTC nên sẽ có sự chuyển đổi số dư theo hướng dẫn tại điều 126 của thông tư 200/2014/TT-BTC.

Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh

Rà soát lại các bút toán hạch toán chứng từ hàng tháng theo quy định.

  • Về doanh thu cần phải phân biệt rõ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
  • Về chi phí cần phân biệt và ghi đúng vào các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí khác.

Bước 3: Phân loại tài sản và nợ phải trả 

Phân loại tài sản và phân loại nợ phải trả theo đúng qui định trên bảng cân đối kế toán theo trình bày ngắn hạn và dài hạn.

  • Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn dưới 12 tháng được phân loại là ngắn hạn.
  • Tài sản hoặc nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

Bước 4: Bảng thuyết minh BCTC

Bảng thuyết minh BCTC của doanh nghiệp phải trình bày nội dung về cơ sở lập, trình bày BCTC, các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với giao dịch và sự kiện quan trọng. Trình bày các thông tin đúng quy định của các chuẩn mực kế toán chưa được trình bày trong các BCTC khác.

Bước 5: Căn cứ lập BCTC

Căn cứ lập BCTC là các BCTC kỳ trước (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh BCTC), sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán các tài khoản và tài liệu kế toán khác.

Thủ thuật và kinh nghiệm đọc, phân tích báo cáo tài chính

Rất nhiều kế toán khi lên được BCTC nhưng lại không biết là đúng hay sai và nếu có phát hiện sai thì không biết làm thế nào để xử lý nhanh chóng. Dưới đây là một số thủ thuật và kinh nghiệm đọc, phân tích BCTC nhanh chính xác.

1/Kiểm tra xem tất cả các tài khoản (TK) kế toán trên bảng cân đối phát sinh đã có số dư đúng với bản chất của nó hay không.

2/Số dư TK 133, 331 có khớp với số dư công nợ phải thu và phải trả cho nhà cung cấp hay chưa? Sau đó, kiểm tra lại công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp.

3/Số dư TK 133 có khớp với tờ khai thuế GTGT hàng hoặc quý hay không?

4/Kiểm tra số dư TK 142, 242 có khớp với bảng phân bổ CCDC hay không? Nếu chưa bằng nhau thì hãy xem lại cách phân bổ hoặc định khoản kế toán bị sai.

5/Kiểm tra số dư trên tài khoản 156 trên bảng cân đối phát sinh và bảng nhập xuất tồn (NXT) có bằng nhau chưa? Nếu không bằng nhau thì có thể do các lỗi sai sau:

  • Định khoản sai tài khoản.
  • Xuất hàng trước khi có hóa đơn nhập mua.
  • Đơn giá xuất tính sai so với giá vốn hàng xuất bán.

6/Kiểm tra thời gian khấu hao TSCĐ theo đúng khung thời gian quy định hiện hành hay không? Kiểm tra số liệu trên bảng khấu hao TSCĐ có đúng với số dư trên TK 214 trên bảng cân đối phát sinh hay không.

7/Kiểm tra tài khoản 3334 có sai sót không? Hãy so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN tăng thêm hoặc giảm đi.

Nếu tăng thêm ghi:

  •  Nợ TK 821.
  •  Có TK 3334.

Nếu giảm so với tạm tính ghi:

  •  Nợ TK 3334.
  •  Có TK 821 ( tiền thừa trước khi lập BCTC).

8/Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt, nên nhớ rằng nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vì ở tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay lập tức bằng nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt.

9/Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 không? Nếu sai thì tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và tìm dựa vào sao kê ngân hàng.

10/Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai chưa?


Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé

THAM KHẢO NGAY


Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *