Đánh giá KPI - Từ câu chuyện của Intercontinental Group, Adidas đến doanh nghiệp Việt Nam - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Đánh giá KPI – Từ câu chuyện của Intercontinental Group, Adidas đến doanh nghiệp Việt Nam

1 19
Đánh giá bài đăng này post

Đánh giá KPI là hoạt động quan trọng không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng và chưa biết tận dụng công cụ hữu ích này.

  • Giới thiệu KPI và hoạt động đánh giá KPI:

KPI là cụm từ viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá việc thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.

Khái niệm KPI ra đời từ những năm 80 của thế kỉ XX, đã và đang được áp dụng rộng rãi trong đủ mọi loại hình doanh nghiệp và loại ngành. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã biết đến KPI 1 thời gian dài và dần dần theo dòng chảy của sự phát triển, việc áp dụng KPI vào hoạt động quản trị của công ty dần trở thành một xu hướng. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp đua nhau áp dụng KPI nhưng số lượng các doanh nghiệp áp dụng thành công vẫn còn là thiểu số.

Hoạt động đánh giá KPI nhằm mục đích:

Đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể.

-Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

-Việc sử dụng các chỉ số KPIs góp phần làm cho việc đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn…

Vì tính chất quan trọng nên KPI cần được xây dựng 1 cách cẩn thận, kĩ lưỡng và hoạt động đánh giá KPI cũng phải được thực hiện 1 cách nghiêm túc và bài bản.

  • Kinh nghiệm áp dụng KPI của Intercontinental Group:

IHG là một trong những chuỗi khách sạn thành công toàn cầu khi có mặt ở hơn 100 quốc gia với một loạt những thương hiệu khách sạn và resort nổi tiếng như InterContinental, Crowne Plaza, Hotel Indigo, Holiday Inn, Holiday Inn Express, Staybridge Suites, Candlewood Suites, EVEN Hotels, IHG Rewards Club và HUALUXE. Trong báo cáo thường niên của mình (2016), Tập đoàn khách sạn này đã nhấn mạnh vai trò của việc đo lường quá trình thực hiện công việc của họ thông qua một bộ KPI được lựa chọn kỹ lưỡng và cẩn thận, làm sao để họ có thể đạt được chiến lược cũng như tiến độ công việc của cả một tập đoàn để tiến tới việc phát triển trình độ cao.

Bộ KPI mà IHG sử dụng được tổ chức sắp xếp và thiết kế theo khung chiến lược mà họ đã đề ra, đó là “Winning Model” và “Targeted Porfolio”- tạm dịch là “Mô hình để thắng” và “Danh mục mục tiêu”. Ngoài ra đóng vai trò bổ trợ cho việc áp dụng thành công KPI theo khung chiến lược trên phải kể đến hai phương diện khác bao gồm “Disciplined Execution”- Thực hiện có kỷ luật và “Doing business responsibly”- Kinh doanh có trách nhiệm.

Dưới đây là bảng tóm tắt một bộ gồm 11 KPI đã được sử dụng năm 2016 và tiếp tục được sử dụng năm 2017 của IHG. Bộ KPI mà IHG sử dụng được tổ chức sắp xếp và thiết kế theo khung chiến lược mà họ đã đề ra, đó là “Winning Model” và “Targeted Porfolio”- tạm dịch là “Mô hình để thắng” và “Danh mục mục tiêu”. Ngoài ra đóng vai trò bổ trợ cho việc áp dụng thành công KPI theo khung chiến lược trên phải kể đến hai phương diện khác bao gồm “Disciplined Execution”- Thực hiện có kỷ luật và “Doing business responsibly”- Kinh doanh có trách nhiệm.

STT

KPI

Mô hình để thắng – Danh mục mục tiêu

1 Lượng cung phòng thuần- Net room supply

Tổng số phòng trong hệ thống IHG

2 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí chủ yếu- Growth in underlying fee revenues

Doanh thu của Tập đoàn không bao gồm doanh thu từ các khách sạn sở hữu và cho thuê, các hợp đồng thuê được quản lý và các khoản đền bù thiệt hại được thanh khoản đáng kể.

3 Tổng doanh thu từ khách sạn trong hệ thống IHG- Total gross revenue from hotels in IHG’s System

Tổng doanh thu phòng từ khách sạn được nhượng quyền thương hiệu và tổng doanh thu từ khách sạn quản lý, sở hữu và cho thuê. Ngoài các khách sạn sở hữu và cho thuê, doanh thu có được từ nguồn này không phải hoàn toàn của IHG, vì nó chủ yếu từ các khách sạn thuộc sở hữu của bên thứ ba.

4 Đóng góp hệ thống vào doanh thu- System contribution to revenue

Phần trăm doanh thu phòng được phân phối thông qua hệ thống và kênh trực tiếp và gián tiếp của IHG.

5 Tốc độ tăng trưởng RevPAR toàn cầu-Global RevPAR growth:

Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có: Doanh thu phòng chia cho số đêm phòng sẵn có.

6 Sự hài lòng của khách hàng- Guest Love

Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đến IHG

Thực hiện có kỷ luật

7 Biên độ phí- Fee Margins

Lợi nhuận hoạt động theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu, không bao gồm doanh thu và lợi nhuận hoạt động từ các khách sạn sở hữu và cho thuê, các hợp đồng thuê được quản lý và các khoản bồi thường thiệt hại được thanh khoản đáng kể.

8 Điểm khảo sát Mức độ tham gia của Người lao động- Employee Engagement
survey scoresMức trung bình của việc khảo sát Mức độ Tham gia của Người lao động 6 tháng một lần do nhân viên và những người làm việc trong các khách sạn được quản lý của Tập đoàn hoàn thành (trừ các liên doanh của IHG).

Kinh doanh có trách nhiệm

9 Số người tham gia vào các chương trình của Học viện IHG- Number of people participate in IHG Academy programmes
10 Lượng Carbon thải ra mỗi phòng cho thuê- Carbon footprint per occupied room
11 Sử dụng nước ở từng phòng cho thuê ở những khu vực gặp vấn đề về nước- Water use per occupied room in water-stressed areas

http channel vcmedia vn prupload 270 2017 02 img 20170227112439875 1488180663077

  • Kinh nghiệm áp dụng KPI của Adidas:

Adidas là 1 trong những thương hiệu giày hàng đầu thế giới. Nhận rõ tầm quan trọng của 2 nhân tố nước và năng lượng trong công cuộc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Adidas đã thiết lập các chỉ số KPI trong việc đo lường mức độ sử dụng 2 nhân tố này.

3.1. Các mục tiêu sử dụng nước:

Là một phần của chương trình “Manufacturing Excellence”, một trong những mục tiêu của ADIDAS là đạt được 50% tiết kiệm nước tại các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho đến năm 2020. Trong năm 2016, ADIDAS đã đưa ra một bước đi chiến lược trong việc đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên nước của các nhà cung cấp chiến lược bằng việc cho ra đời eKPI (environmental KPI) – chỉ số đo lường hiệu quả môi trường. ADIDAS phát triển 3 nhóm benchmark khác nhau cho các nhà cung cấp: may mặc, giày dép và phụ kiện. Để đo lường tiến trình hoạt động để đạt được mục tiêu của các nhà cung cấp, ADIDAS dùng những công cụ online và chỉ số đo lường môi trường (environmental scorecard) minh hoạ kết quả của họ trong bốn mục tiêu chiến lược môi trường. Phương pháp này còn giúp cho họ định hướng  những kế hoạch training và tổng kết hoạt động với các nhà cung cấp trên quá trình thực hiện KPI của 2 bên.

Các mục tiêu cụ thể:

-20% nước được tiết kiệm với các nhà cung cấp chiến lược

-50% nước được tiết kiệm tại các nhà cung cấp nguyên liệu may mặc

-35% nước được tiết kiệm trên mỗi công nhân làm việc tại nhà máy

Đặc biệt, dự án “Green Company” được thành lập năm 2008 đã liên tục cải thiện những tác động lên môi trường của 62 địa điểm nơi ADIDAS xây dựng các nhà máy, văn phòng và điểm phân phối.  

Mục tiêu của dự án Green Company 2020

Năng lượng và Cacbon Nước Chất thải Bán lẻ Quy trình bền vững
Giảm 3% lượng CO2 được thải ra 35% nước được tiết kiệm trên mỗi nhân viên – 50% rác thải do các hoạt động sản xuất nội bộ được xử lý

– Giảm 75% giấy được sử dụng trên mỗi nhân viên

– Không dùng bao ni lông tại các điểm bán

– Chứng nhận GOLD LEED cho những cửa hang trọng điểm (*)

-Mở rộng IMS đến toàn bộ các địa điểm vận hành của ADIDAS

-Triển khai LEED tại các địa điểm trọng yếu của công ty

Nguồn: Adidas Group Sustainability Report 2016

3.2. Các mục tiêu năng lượng:

Adidas cam kết giảm lượng khí thải CO2 tuyệt đối hàng năm khoảng 3%, chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và nhìn vào cơ hội thu hoạch năng lượng vào năm 2020. Và LEED là bước đi đầu tiên cho chiến dịch này. LEED – Leadership in Energy and Environmental Design, đây là một chứng nhận quốc tế và được công nhận rộng rãi như là một phương pháp đánh giá các toà nhà “xanh”.

Các mục tiêu năng lượng:

-20% năng lượng được tiết kiệm với các nhà cung cấp chiến lược

-Giảm 3% lượng CO2 được thải ra từ các địa điểm hoạt động của công ty

-Mở rộng hơn nữa của Hệ thống Quản lý Tổng hợp (IMS) địa điểm hoạt động toàn cầu

-Chứng nhận LEED cho các dự án xây dựng trọng điểm mới

Có thể thấy rằng: ADIDAS đã chỉ ra những mục tiêu rất cụ thể trong việc quản lý chuỗi cung ứng của sản phẩm và quản lý con người trong tương quan với phát triển bền vững. Và nhờ thực hiện tốt những mục tiêu đó, ADIDAS lọt vào top 100 tổ chức bền vững toàn cầu nhất trên thế giới ‘hàng năm kể từ năm 2005 và trở thành top ten của’ Chỉ số toàn cầu 100 ‘lần thứ ba liên tiếp vào tháng 01 năm 2016.

 

  • Bài học cho doanh nghiệp Việt:

 

chuyen gia 3

Phát triển bền vững là chủ đề đã được nhắc đến và dấy lên từ rất lâu. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề trên chưa được thể hiện toàn diện và biết đến rộng rãi trong môi trường các doanh nghiệp. Mặc dù “Phát triển bền vững” là một chiến lược lâu dài rất khó để hiện thực hoá nó thành những KPI và mục tiêu cụ thể. Việc áp dụng KPI vào những doanh nghiệp Việt Nam hãy còn mới mẻ và không có một thống kê cụ thể về số lượng các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sử dụng bộ công cụ đo này, và càng không có những thống kê về việc những doanh nghiệp đã áp dụng thành công.  Cả Intercontinental Group và Adidas đã và đang trên đà thực hiện những chỉ tiêu này một cách đáng ghi nhận và học hỏi.

KPI có thể được áp dụng vào ngay giai đoạn đầu của việc quản lý việc thực hiện công việc, nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp lựa chọn và thiết lập một bộ đầy đủ và toàn diện các KPI hiệu quả. Mỗi bộ công cụ đo KPI nên được tùy chỉnh và thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu đặt ra trong ngắn hạn và dài hạn, sao cho phù hợp với bối cảnh, chiến lược phát triển của từng công ty.

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế, tập trung các chiến lược của công ty vào các mục tiêu phát triển bền vững còn là một cách để ADIDAS chứng tỏ mình là người dẫn đầu trong xu hướng. Chiếm được lòng tin của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp được nâng cao rõ rệt sau xuyên suốt gần hai thập kỷ theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy đã chỉ ra được những KPI tập đoàn ADIDAS đặt ra cho mình trong việc duy trì Nước và Năng lượng bền vững cho doanh nghiệp, các chỉ tiêu về tiết kiệm nước sạch và năng lượng, các KPI cho mục tiêu phát triển bền vững của ADIDAS còn trải dài ở các lĩnh vực sản xuất, quy trình, đào tạo và phát triển con người mà phải được giành thêm nhiều thời gian về nỗ lực nghiên cứu để khám phá và học hỏi. Và đây là một bài học đáng giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hiện nay.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *