Hội thảo: Phương pháp quản trị Đông – Tây và sự lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam (26/11/2016) - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Hội thảo: Phương pháp quản trị Đông – Tây và sự lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam (26/11/2016)

Đánh giá bài đăng này post

Sáng thứ 7 ngày 26/11/2016, Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương đã long trọng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Phương pháp quản trị Đông – Tây và sự lựa chọn của doanh nghiệp Việt Nam”. Hội thảo với tham gia của PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương, các cán bộ, giảng viên đang công tác trong trường và 50 đại diện doanh nghiệp.

Công ty Điện lực Ba Vì

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phúc Hà

Công ty CP Đầu tư Phát triển Thái Long

Công ty CP Tư vấn và ứng dụng KHCN Q-TECH

Công ty CP COMA 18

Công ty CP Tư vấn thiết kế và Đầu tư xây dựng Đông Thịnh

Công ty TNHH Sungwoo Vina

Công ty CP Thương mại Citicom

Công ty TNHH Chăn nuôi Đức Minh Miền Bắc

Công ty TNHH Dệt may Hoàng Hải

Văn phòng Kiến trúc sư Hà Nội

Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công thương Trung ương.

Trung tâm Tiếng Anh trẻ em Summer School

Công ty CP Bắc Phương

Công ty TNHH Nông sản GAP Việt Nam

Công ty TNHH Nam Lee

Công ty CP Phong Liên

Hội Khoa học và công nghệ Trí thức trẻ Việt Nam

Nhà máy in Bộ Tổng Tham mưu

Công ty TNHH DV&TMKT Nhật Cường

Công ty CP Everpia

Công ty CP APAC

Tại Hội thảo lần này, các diễn giả cùng toàn thể khách mời đã tham gia thảo luận một cách chủ động, nhiệt tình những vấn đề xoay quanh câu chuyện quản trị theo phương pháp Đông – Tây.

Phần đầu của Hội thảo, diễn giả đã tập trung lý giải nguyên nhân, cội nguồn của sự khác biệt giữa văn hóa Đông – Tây, từ khác biệt trong lối sống, cách suy nghĩ, quan điểm cho đến cách cư xử trong mối quan hệ, cách thể hiện cảm xúc và ngay cả văn hóa giao thông, từ đó làm tiền đề cho phong cách quản lý của lãnh đạo hai nền văn hóa.

2

Tiếp đó, những vướng mắc của doanh nghiệp Việt Nam được khơi ra khi đứng trước hai luồng phong cách quản trị khác biệt này, một bên lõi kỹ trị, một bên lấy lõi nhân trị. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra và nhiều ý kiến chia sẻ thực tế đến từ phía các đại diện doanh nghiệp. Theo đó, một thực tế có thể thấy rằng, quá trình kỹ trị hóa của các doanh nghiệp phương Đông thì chậm trong khi các doanh nghiệp phương Tây đang làm rất tốt việc  nhân trị hóa, bởi lẽ dung hòa được hai yếu tố này, thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững hơn.

3

Và để một doanh nghiệp có thể lựa chọn đi theo hướng quản trị nào là phù hợp, diễn giả cũng đưa ra lời khuyên, rắng trước hết, doanh nghiệp nên tự đánh giá lại tình hình hiện tại của mình, xem xét năng lực cốt lõi là gì và xây dựng trên nền tảng nào. Thêm đó, doanh nghiệp hãy trả lời xem mô hình họ đang sử dụng có hiệu quả hay không? Nếu có hiệu quả thì cái lõi là gì và nếu chưa thì vấn đề thật sự nằm ở đâu?

4

Tóm lại, doanh nghiệp, dù lựa chọn thuần theo một phong cách quản trị hay dựa vào mô hình lõi nhân trị, vỏ kỹ trị hoặc ngược lại đều phải có căn cứ lựa chọn thực tế, rõ ràng thì mới đạt được cái đích mà họ mong muốn.

65

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các đại diện doanh nghiệp trong Cộng đồng iEIT – SMM và các cá nhân, tổ chức khác đã tham gia Hội thảo một cách tích cực, góp phần tạo nên thành công cho chương trình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *