Mentor - Kim chỉ nam cho sự thành công của các startups - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Mentor – Kim chỉ nam cho sự thành công của các startups

Đánh giá bài đăng này post

Mentor giữ vai trò quan trọng trong hành trình của một Startup. Chúng ta tự hỏi tại sao Mentoring lại quan trọng như thế trong khởi nghiệp? Câu chuyện bắt đầu từ một sự thật dễ thấy nhưng khó vượt qua: Khởi nghiệp là một quá trình cô đơn và dễ mất phương hướng… Một dự án khởi nghiệp có thể có hoặc không có Mentor. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các startup có mentor hướng dẫn, tỷ lệ thành công là 33%, ngược lại các starup không có mentor, tỷ lệ này chỉ còn 10%, hơn nữa khả năng sống xót của doanh nghiệp chỉ dưới 5 năm.

1. Mentor, họ là ai?

Mentoring (cố vấn) đại diện cho một mối quan hệ mang tính phát triển, trong đó, mentor (người cố vấn) giám sát và hỗ trợ sự phát triển công việc kinh doanh/sự nghiệp của mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ và đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu.

Mentoring liên quan đến việc hỗ trợ một người nào đó phát triển về mặt sự nghiệp và cá nhân. Mentor mentee đạt được điều này qua việc xây dựng và duy trì mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau.

Mentor không phải là người hỗ trợ kỹ thuật cho startup, mà là người truyền cảm hứng, tạo động lực và khơi dậy niềm tin cho startup, kích thích cho startup sáng tạo.

1 1

2. Tại sao Startup cần Mentor?

Ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, câu hỏi bạn thường tự đặt ra là có nên bỏ công việc hiện tại để khởi nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc chắn rằng con đường mình đang đi là đúng?

Bạn cần một ai đó chia sẻ những suy nghĩ đang rối lên trong đầu. Bạn không cần người tư vấn cho bạn biết mình nên đi hướng nào mà cần ai đó đặt những câu hỏi giúp bạn tự nhận ra hướng đi nào là tốt, đó là khi bạn cần một Mentor.

Ở những bước đường khởi nghiệp tiếp theo, những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh – từ khả năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm… – cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn, đó cũng là khi bạn cần một Mentor.

Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực trong bạn sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống. Những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi bạn cần một Mentor.

Được biết đến nhiều nhất với show truyền hình mang tên mình, Oprah Winfrey đã được hướng dẫn bởi tác giả – nhà thơ nổi tiếng đã quá cố Maya Angelou. ” Bà ấy đã luôn ở bên cạnh tôi, dẫn dắt tôi vượt qua một số năm tháng quan trọng nhất trong cuộc đời”. Winfrey nói thêm: “Mentors đóng vai trò quan trọng và tôi không nghĩ rằng ai đó thành công trên thế giới mà không có người hướng dẫn dưới hình thức nào đó.”

Hay một ví dụ khác: Steve Jobs, cựu CEO quá cố của Apple Inc. từng là mentor cho Mark Zuckerberg, CEO của Facebook. Cả hai đã phát triển một mối quan hệ trong những ngày đầu Facebook mới thành lập và thường xuyên gặp gỡ để trao đổi về việc quản lý và kinh doanh cho công ty. Khi Jobs qua đời vào mùa thu năm 2011, Zuckerberg đã đăng trên trang Facebook của mình: “Steve, cảm ơn anh đã là người thầy và người bạn của tôi. Cảm ơn vì đã cho tôi thấy rằng những gì anh xây dựng có thể thay đổi thế giới. Tôi sẽ luôn nhớ anh”.

Khởi nghiệp cần Mentor vì bạn thực sự cần một ai đó cùng bạn định hướng, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, một người bạn không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, một người chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời và sự nghiệp của mình.

3. Làm cách nào Startup tìm được một mentor tốt?

mentor 1508447846

Mỗi người có một cách khác nhau để tìm ra mentor cho mình. Đó có thể là một mối quan hệ lâu năm, hiểu rõ nhau và dần trở thành mentor. Hoặc cũng có thể là kết quả của một quá trình chú ý tìm kiếm, chọn lọc, và gắn kết. Tuy nhiên, cũng có một số tiêu chí cơ bản giúp bạn tìm ra đúng mentor cho mình, như:

– Đó là người có thành công gần với mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến.

– Người đó nên có chung nghề nghiệp với bạn, vì họ có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm, kiến thức cho bạn.

– Mentor nên là người có thể dành thời gian cho bạn. Điều này là điểm khó nhất để tìm ra mentor cho mình, vì người thành công thường rất bận rộn, làm sao để họ có thể dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm và cho bạn những lời khuyên hữu ích. Hãy làm cho người bạn muốn chọn làm mentor của mình hiểu rằng bằng cách giúp bạn, họ có thể củng cố lại những kiến thức và có thời gian nhìn lại bản thân mình.

– Bạn phải dành thời gian để củng cố mối quan hệ của mình và mentor.

Nguồn: