Mục tiêu chiến lược: Vẫn tồn tại khoảng cách giữa chiến lược và thực thi - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Mục tiêu chiến lược: Vẫn tồn tại khoảng cách giữa chiến lược và thực thi

Đánh giá bài đăng này post

1. Thực thi chiến lược là gì?

Thực thi chiến lược là cách thức mà một công ty tạo ra các sắp đặt có tính tổ chức cho phép công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhất.

Ở đây, thiết kế tổ chức có nghĩa là chọn cách kết hợp cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát để công ty có thể theo đuổi chiến lược của mình một cách hữu hiệu nhằm tạo giá trị và lợi thế cạnh tranh bền vững.

2. Những nội dung cơ bản của thực thi chiến lược:

Thực thi chiến lược đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị chiến lược, đây chính là giai đoạn quyết định để biến những phương án chiến lược thành hiện thực. Trong giai đoạn này, nhà quản trị chiến lược phải đảm bảo thực hiện thành công các nhiệm vụ cơ bản sau:

–  Chiến lược phải được phổ biến đến tất cả các nhân viên mà nó có tác động.

–  Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của nhân viên.

–  Phải đảm bảo đầy đủ nguồn lực cho quá trình thực thi, bao gồm về nguồn vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian.

–  Phải xây dựng kế hoạch thực thi bằng cách đề ra các chỉ tiêu và ghi chép, theo dõi quá trình thực thi.

Và để hoàn thành tốt các nhiệm vụ như trên, nhà quản trị công ty cần thực hiện tốt các hoạt động cơ bản của quá trình thực thi chiến lược dưới đây:

–      Thay đổi cấu trúc tổ chức: Dựa trên chiến lược đã xây dựng và qua quá trình rà soát lại cấu trúc tổ chức, công ty cần xem xét có nên điều chỉnh cấu trúc tổ chức hiện thời không, nếu điều chỉnh sẽ điều chỉnh như thế nào,… Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo cấu trúc tổ chức phải hỗ trợ tối đa việc thực thi chiến lược.

–      Đưa sứ mệnh công ty vào thực thi: Đây là hoạt động thứ hai trong quá trình thực thi chiến lược. Công việc này nhằm giúp cho tất cả các thành viên trong công ty hiểu đúng và cảm nhận tích cực với sứ mệnh mà công ty đã xây dựng. Qua đó, họ sẽ có tinh thần và thái độ làm việc phù hợp hơn trong quá trình thực thi.

–       Lập các mục tiêu hàng năm: Căn cứ vào mục tiêu chiến lược đã đề ra, các công ty cần thiết lập các mục tiêu hàng năm mà công ty cần đạt được.

unnamed

  Thiết lập các chính sách cụ thể: Trên cơ sở các mục tiêu hàng năm vừa thiết lập, công ty sẽ thiết lập các chính sách cụ thể để theo đuổi mục tiêu.

–      Phân phối nguồn lực: Tiến hành phân phối nguồn lực cho các hoạt động thực thi chiến lược.

3. Chiến lược và thực thi: Vẫn còn nhiều khoảng cách

“Nhiều doanh nghiệp đặt ra một mục tiêu dài hạn lớn lao và quá mơ hồ … cùng với chi tiết kế hoạch hằng năm và ngân sách ngắn hạn mà  … mà không hề có sự liên kết giữa mục tiêu và kế hoạch thực hiện… Không phải đợi đến năm thứ 5 của chiến lược kế hoạch thì chiến lược dài hạn mới bắt đầu. Nó bắt đầu ngay bây giờ! ” (Báo của Trường Kinh tế Harvard, 1994). Như dẫn chứng trên, khoảng cách chiến lược và thực thi thường bị gây ra bởi các kế hoạch chiến lược và ngân sách kém hiệu quả. Vậy,  các yếu tố “thất bại”của hai quy trình quan trọng trên là gì?

Thứ nhất, kế hoạch chiến lược có thể thất bại do một số lý do, một số đáng chú ý nhất bao gồm:

  • Sai thứ tự ưu tiên: Rõ ràng, nếu thứ tự ưu tiên các mục tiêu sai ngay từ khâu lập kế hoạch, sẽ có khả năng các mục tiêu này không được thực hiện hiệu quả. Kết quả là doanh nghiệp sẽ không đi theo chiến lược đã đặt.
  • Các mục tiêu quá chung chung và mơ hồ: Điều này được thể hiện hoặc thông qua sự thiếu chi tiết hoặc mơ hồ trong việc xác định mục tiêu kinh doanh.
  • Thiếu trách nhiệm giải trình: Nếu trách nhiệm giải trình không được nêu rõ trong kế hoạch, các doanh nghiệp có thể sẽ phải dành nhiều thời gian cho việc điều chỉnh/ thay đổi các chính sách nội bộ thay vì thực hiện mục tiêu kinh doanh quan trọng.
  • Không đề cập đến giá trị doanh nghiệp: Nếu một kế hoạch chiến lược không kết hợp giá trị cốt lõi của tổ chức và văn hóa tổ chức, nó sẽ ít có khả năng được hoan nghênh, tiếp thu và thực thi có hiệu quả bởi nhân viên.
  • Thiếu sự hợp tác và truyền đạt: Để đảm bảo kế hoạch chiến lược được hiểu rõ trên toàn doanh nghiệp, chỉ  truyền đạt thông qua email một lần cho tất cả nhân viên là không đủ. Thêm vào đó, thật tệ hại nếu nhân viên từ các phòng ban khác nhau không hiểu vấn đề theo cùng một cách.

 Thứ hai, nhiều doanh nghiệp ngày nay dựa vào quy trình lập ngân sách để thu hẹp khoảng cách giữa chiến lược-thực thi, và thất bại. Điều này có thể là do:

  • Quá phụ thuộc vào quá khứ: Trong môi trường kinh doanh thay đổi, nếu một ngân sách được tạo ra chỉ dựa vào dữ liệu lịch sử, doanh nghiệp có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn hoặc ít hơn.
  • Thiếu độ tin cậy: Con người có thể bị cám dỗ để dự đoán nhu cầu ngân sách cao hơn nhằm đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Hơn nữa, dữ liệu có thể không chính xác do nhập liệu thủ công và thiếu tính đồng bộ.
  • Thiếu liên kết nguyên nhân-kết quả: Nhiều ngân sách được đưa ra mà không có lý giải như là tại sao lại cần số tiền như vậy, điều gì dẫn đến yêu cầu ngân sách này.
  • Thiếu hợp tác và truyền đạt: Cho dù ngân sách được tạo ra bằng phương pháp lập ngân sách từ trên xuống, từ dưới lên hoặc bằng cả hai phương pháp trên, nếu không có sự phối hợp hiệu quả từ các phòng ban khác nhau và quản lý cấp cao, nó sẽ có khả năng thất bại.

Nguồn: