Xây dựng một chiến lược quản trị nhân tài vững chắc là một trong những cách quản lý nhân sự và thu hút các ứng viên tiềm năng cho công ty một cách hiệu quả. Việc giữ chân được các nhân sự có chuyên môn cao sẽ cải thiện hiệu suất làm việc cho nhân viên. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển một khuôn khổ quản trị nhân tài hiệu quả? Hãy cùng iEIT tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.
1. Quản trị nhân tài là gì?
Quản trị nhân tài là một phần của chiến lược nhân sự, nhằm giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được các nguồn lực cần thiết để tăng hiệu suất của lực lượng lao động.
Một chiến lược quản trị nhân tài tốt sẽ tập trung vào việc cải thiện hiệu quả của các quy trình quản lý nhân sự trong công ty. Đồng thời góp phần làm tăng hiệu suất và năng lực cho đội ngũ nhân tài của công ty. Chưa hết việc phát triển một chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả cũng giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán nguồn nhân lực cần thiết và lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó thông qua quá trình tuyển dụng, phát triển và tạo sự gắn bó với nhân viên.
2. Quản trị nhân tài đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của doanh nghiệp?
Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa có chiến lược quản trị nhân tài chính thức; thay vào đó, họ giải quyết các vấn đề dựa trên cơ sở đặc biệt. Các doanh nghiệp sẽ kiểm soát mọi quy trình ngay từ ban đầu bao gồm lập kế hoạch, ký hợp đồng và theo dõi cẩn thận sản phẩm, thời gian và lợi tức đầu tư. Tuy nhiên điều này sẽ rất tốn kém và gây mất nhiều thời gian. Trong khi chiến lược quản trị nhân tài có thể giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó một cách đơn giản và hiệu quả.
Lợi ích của việc xây dựng một chiến lược quản trị nhân tài vững chắc bao gồm:
- Thu hút và giữ chân nhân tài: Một chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả có thể giúp chứng minh những gì công ty có thể làm cho nhân viên của mình, cho phép doanh nghiệp thu hút tài năng mới và giữ chân những người có năng lực hiện có.
- Cải thiện hiệu suất của nhân viên và toàn công ty. Doanh nghiệp có thể tăng hiệu suất của nhân viên và toàn tổ chức bằng cách theo dõi hiệu suất nhân viên thường xuyên để đảm bảo cho bộ máy làm việc của công ty luôn hoạt động hiệu quả.
- Thu hút nhân viên: Một chiến lược quản trị nhân tài phù hợp hữu ích sẽ giúp cho doanh nghiệp biết mình cần làm gì để gắn kết các nhân viên với nhau. Doanh nghiệp có thể dành thời gian để thảo luận với các thành viên trong nhóm về các chiến lược tăng trưởng, phát triển và đào tạo nội bộ. Từ nhân viên, cấp quản lý cho đến các chuyên gia nhân sự đều có thể tham gia.
- Tăng cường các chiến lược phát triển nhân tài: Doanh nghiệp không thể làm tốt công việc phát triển nhân tài nếu không có mục tiêu định hướng cụ thể và rõ ràng. Khi xây dựng được chiến lược quản lý nhân tài, bạn sẽ biết mình cần gì và nhân viên đang thiếu những kỹ năng nào. Từ đó bạn có thể lập kế hoạch để đào tạo và tập trung vào việc kết hợp nhu cầu kinh doanh với mục tiêu của nhân viên.
- Cải thiện việc lập kế hoạch kế nhiệm: Nhiều công ty hiện nay hoàn toàn không có các kế hoạch kế nhiệm. Điều đó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động bình thường của doanh nghiệp nếu có bất kỳ một nhân viên nào rời khỏi vị trí của họ. Vì thế nhờ có chiến lược quản trị nhân tài, doanh nghiệp có thể xác định những khoảng trống bị bỏ lại và chuẩn bị cho việc tìm kiếm một ứng viên phù hợp trong tương lai.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cách quản lý nhân sự có năng lực của doanh nghiệp
Một chiến lược quản trị nhân tài thường sẽ bị chi phối bởi 3 yếu tố chính là mục tiêu của doanh nghiệp, nhu cầu kinh doanh và nhân viên. Để bắt đầu xây dựng một chiến lược quản trị nhân tài phù hợp, trước tiên doanh nghiệp cần xác định rõ các vấn đề sau đây:
- Xác định các nhà lãnh đạo tiềm năng cao dựa trên hiệu suất, khả năng lãnh đạo và cơ hội phát triển.
- Phát triển các nhu cầu học tập cụ thể của các nhà lãnh đạo trong nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm cả học tập tại chỗ.
- Hỗ trợ các nhà lãnh đạo bằng hình thức phản hồi và cố vấn từ nhiều người khác nhau.
Cách xây dựng này khá đơn giản và có thể áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp nào (lớn hay nhỏ) và đủ mọi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, trước đó bạn cần xác định mục tiêu kinh doanh. Xác định được định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai là cách giúp ban lãnh đạo xác định cần bổ sung thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên môn gì để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.
Ngoài mục tiêu kinh doanh, xây dựng một chiến lược quản trị nhân tài phải bao gồm sáu điểm nổi bật sau đây:
- Thu hút nhân tài
- Phát triển tài năng
- Quản lý hiệu suất
- Lập kế hoạch kế nhiệm
- Sự gắn kết của các nhân tài
- Kết quả của doanh nghiệp
Một lần nữa, điều này cho thấy rằng chiến lược quản trị nhân tài phải phù hợp với nhu cầu kinh doanh cũng như các giá trị và mục tiêu của công ty bạn.
Sau khi doanh nghiệp đã có được nền tảng cho việc xây dựng chiến lược quản trị nhân tài, hãy bắt đầu thực hiện nó. Chiến lược quản trị nhân tài của bạn bao gồm:
- gắn kết việc học với các mục tiêu của tổ chức
- đưa ra chiến lược L & D
- nuôi dưỡng một nền văn hóa học tập
- đo lường hiệu quả đào tạo
Điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý là dù xây dựng cách quản lý nhân tài như thế nào, nhân viên luôn là trung tâm của chiến lược.
Doanh nghiệp nên chủ động thảo luận với bộ phận đào tạo và các lãnh đạo cấp cao để xây dựng nên chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả nhất. Ví dụ: khi bắt đầu xây dựng bước lập kế hoạch kế nhiệm, hãy nói chuyện với nhân viên để xác định mong muốn của họ. Sẽ chẳng có ích gì nếu như bạn chỉ định một nhân viên nào đó cho vị trí kế nhiệm trong tương lai nhưng họ lại không hoàn toàn mong muốn điều đó. Nếu công ty yêu cầu thực hiện luân chuyển công việc để giúp cho nhân viên phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết cho các vị trí cấp cao, thì tốt hơn hết hãy trao đổi trước điều đó với các nhân viên và đảm bảo họ sẵn sàng thực hiện luân chuyển.
Quản lý hiệu suất thường là một phần bị bỏ qua trong kế hoạch xây dựng chiến lược quản trị nhân tài. Và những người không đáp ứng được kỳ vọng thường sẽ bị loại bỏ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề đó bằng cách trả lời cho các câu hỏi: Nhân viên đang thiếu những kỹ năng nào và doanh nghiệp có thể hỗ trợ họ như thế nào để có được những kỹ năng đó? Người quản lý có cung cấp phản hồi hữu ích vào lúc này không? Một chiến lược quản trị nhân tài tốt sẽ giúp các nhà quản lý và lãnh đạo trong việc huấn luyện và phát triển nhân viên.
Bên cạnh đó, bạn cần phải liên tục kiểm tra chiến lược quản trị nhân tài của mình để đảm bảo rằng nó luôn phù hợp với nhu cầu kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp. Để nhân viên rời đi khi cần thiết và sẵn sàng thay thế họ bằng những người có mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
4. 7 bước để phát triển một chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả
Một chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt căng thẳng và khối lượng công việc của mọi người đồng thời giữ cho nhân viên của bạn có động lực và sự gắn bó với công ty.
Dưới đây là các bước để bạn có thể phát triển một chiến lược quản trị nhân tài cho doanh nghiệp của mình:
4.1. Nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo
Mặc dù quản trị nhân tài có thể thuộc phạm vi trách nhiệm của bộ phận nhân sự, nhưng bạn không thể phát triển nó nếu không có sự tham gia hoặc ủng hộ của những lãnh đạo cấp cao. Điều này cũng sẽ giúp tạo ra sự liên kết trong toàn bộ tổ chức..
4.2. Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp
Để xây dựng một chiến lược quản trị phù hợp, bạn cần hiểu rõ mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy tiến hành phân tích nhu cầu chính thức và nói chuyện với nhiều bộ phận khác nhau để hiểu các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay thường bỏ qua việc thu hút nhân tài từ các đối thủ của mình. Một chiến lược quản trị nhân tài hiệu quả có thể giúp bạn cải thiện điều đó. Nói tóm lại, bạn không thể đánh giá nhu cầu và khoảng trống nhân tài nếu không hiểu nhu cầu và khoảng trống của doanh nghiệp.
4.3. Xem xét vòng đời của nhân viên
Bằng cách xem xét từng giai đoạn trong vòng đời của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các lĩnh vực, hoạt động mà mình có thể cải tiến để đạt được hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó chiến lược quản trị nhân tài cũng giúp cho bạn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi: Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc là bao nhiêu? Liệu sẽ có bao nhiêu nhân viên nghỉ việc sau hai đến ba năm nữa? Tìm ra những gì đang xảy ra và lý do tại sao họ rời đi.
Bạn có đang cung cấp cho nhân viên của mình một con đường sự nghiệp rõ ràng tại tổ chức của bạn không? Họ có đủ cơ hội để học hỏi và phát triển không?
4.4. Đo lường hiệu quả của chiến lược
Bên cạnh việc xây dựng và phát triển chiến lược quản trị nhân tài cho doanh nghiệp, bạn còn phải tìm ra cách để đo lường hiệu quả. Bạn sẽ đo lường các Chỉ số Hiệu suất Chính (KPI) của mình như thế nào? Làm thế nào để những điều này phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể?
Giả sử thu hút nhân tài là một trong những yếu tố trong chiến lược quản lý nhân tài. Số liệu bạn cần phải đo lường và theo dõi sẽ là thời gian tuyển dụng, bởi nó sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả của quy trình tuyển dụng của mình.
4.5. Lấy nhân viên làm trung tâm
Bất kỳ chiến lược nhân sự nào nếu muốn thành công đều phải lấy nhân viên làm trung tâm. Vì thế, nếu chiến lược của doanh nghiệp đang yêu cầu mọi người làm việc 80 giờ một tuần để đạt được thành công trong kinh doanh, thì chiến lược đó sẽ thất bại, vì nó không thực sự lấy nhân viên làm trung tâm.
4.6. Phát triển các công cụ để hỗ trợ cho chiến lược quản trị nhân tài hoạt động
Bạn có hệ thống các công cụ cần thiết để giao tiếp, cộng tác, đào tạo chuyên môn cho các phòng ban và bộ phận không? Nếu không, khó thu hút nhân viên tham gia vào các khóa học nâng cao kỹ năng. Hệ thống đào tạo trực tuyến MGE là một trong các công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình đào tạo phát triển năng lực một cách khoa học và rõ ràng. Ngoài ra, với MGE, nhân viên có thể chủ động tham gia vào các khóa học theo tiến độ học tập của bản thân và bất cứ lúc nào họ rảnh rỗi.
4.7. Đưa chiến lược quản lý nhân tài vào hoạt động
Sau khi đã có hình dung cách quản lý nhân sự có năng lực chuyên môn cao, doanh nghiệp cần bắt tay vào thực hiện càng sớm càng tốt. Đây có thể là một sự chuyển đổi cách quản lý trong doanh nghiệp và có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, trong quá trình xây dựng kế hoạch, doanh nghiệp cũng cần lên các phương án để đối phó với các thách thức. Chuẩn bị hỗ trợ cần thiết cho những nhân viên đang gặp khó khăn với sự chuyển đổi trong mô hình làm việc và chiến lược quản trị của công ty.
Việc đưa ra một khuôn khổ quản trị nhân tài cần có thời gian và nỗ lực. Tuy nhiên, cách quản lý nhân sự có chuyên môn tốt không chỉ phù hợp với các mục tiêu của tổ chức mà còn giúp nâng cao hiệu suất làm việc, thu hút thêm các ứng viên tiềm năng gia nhập công ty. Kế hoạch cần phải bền vững và bạn cần cung cấp các công cụ cần thiết để giúp nhân viên và doanh nghiệp làm việc tốt hơn. Kết hợp điều này với nhau sẽ giúp định hướng cho doanh nghiệp phát triển và mang lại lợi tức đầu tư cao. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm về cách quản lý nhân sự hiệu quả thì có thể tham khảo những khóa đào tạo của iEIT nhé!
Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị nguồn nhân lực của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé
Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây: