10 Hr KPIs, ví dụ đo lường và cách áp dụng - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

10 Hr KPIs, ví dụ đo lường và cách áp dụng

Đánh giá bài đăng này post

Trong thập kỉ đã qua, nguồn nhân lực và vốn nhân lực đã thay đổi từ việc mang lại lợi ích cho bộ phận quản lí định hướng dịch vụ đơn thuần thành tài sản của nhiều bộ phận tổ chức . Những nhà quản lý dường như đã nhận thức ra vấn đề này nên đã và đang đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Những doanh nghiệp và tổ chức nổi tiếng trên thế giới thường xuyên thảo luận vấn đề làm sao để thuê được những người tài và cách để giữ chân họ lại, vì họ chính là những nhà tiên tri về việc thành công của công ty , tổ chức đó.

Vấn đề nhận thức là một chuyện nhưng không phải ai cũng đo lường chính xác được hiệu quả làm việc của nhân lực trong công ty (KPIs). Những công cụ sau đây sẽ giúp bạn giải quyết được phần nào những khó khăn này . Những nhà quản lý nên xem xét cả phương pháp đo lường nhân lực truyền thống như những ngày nghỉ ốm, vắng mặt, sự hài lòng của nhân viên song song  với những cách đo lường vốn nhân lực cụ thể như hiệu suất làm việc , văn hóa ,…. Sau đây là 11 phương pháp KPIs cho HR mà bạn có thể cân nhắc:

A/ Compensation KPIs ( kiểm nghiệm KPIs)

 1. Percentage of cost of workforce ( phần trăm của chi phí lao động )

Đo lường tỷ lệ giữa chi phí lao động và tổng chi phí bằng tổng tiền lương chia cho tổng chi phí trong một thời điểm nhất định

2 6

  2. Salary Competitiveness Ratio ( SCR) ( Tỉ lệ cạnh tranh tiền lương)

Chỉ số này được dùng để đánh giá mức độ cạnh tranh của những lựa chọn bù đắp. Công thức để tính chỉ số này được xác định qua tỷ lệ tiền lương trung bình của công ty so với tiền lương trung bình từ các công ty đối thủ hoặc những công ty còn lại trong ngành của bạn.

3. Health Care Expense per Current Employee ( chi phí chăm sóc sức khỏe/ lao động hiện thời)

Cung cấp một cái nhìn tổng quan về định hướng, kế hoạch chăm sóc sức khỏe của công ty. Công thức tính chỉ số này chính bằng tổng chi phí chăm sóc sức khỏe của công ty chia cho tổng số lao động.

 4. Benefits Satisfaction ( Mức độ hài lòng về lợi ích)

Chỉ số này giúp một doanh nghiệp xác định mức thỏa mãn của công nhân với những lợi ích cụ thể mà họ được đề xuất. Những bản khảo sát có thể xác định được chỉ số này , và nó được sử dụng để chia nhỏ mỗi lợi ích cá nhân cụ thể.

5. Employee Productivity Rate ( Đánh giá hiệu suất của nhân công )

Các nhà quản lý sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ hiệu quả của  lực lượng lao động qua thời gian.

Công thức tính:

EPR= doanh thu của công ty/ tổng số lao động

3 6

  6. Return on Investment ( RO) ( Doanh thu từ đầu tư)

Đứng trên cương vị một tổ chức, bạn luôn muốn những đồng tiền mình bỏ ra cho quá trình đào tạo nhân lực là có giá trị. Vì vậy, công cụ này có thể giúp bạn đo lường tính hiệu quả đó:

RO= lợi nhuận trên mỗi đồng đầu tư/ tiền lương

B/ Culture KPIs ( KPIs về văn hóa )

  7. Employee Satisfaction Index ( Chỉ số hài lòng của lao động )

Đây là chỉ số toán học đo lường việc sở hữu những nhân tài. Sử dụng khảo sát với phạm vi toàn công ty có thể giúp ích trong việc tìm ra những điều làm những người lao động hạnh phúc. Họ càng hài lòng thì mức độ hoàn thành công việc càng cao đồng thời những lao động này kể cả những người tài giỏi sẽ có xu hướng gắn bó bền lâu hơn với doanh nghiệp.

   8. Number of Employee Satisfaction Survey ( Số lượng khảo sát về mức độ hài lòng của nhân công)

Chỉ số này giải thích bao nhiêu nỗ lực đã được sử dụng để cải thiện và duy trì sự hài lòng của nhân công.

   9. Percentage of Employees Trained in Company Culture ( Phần trăm số lao động được đào tạo về văn hóa công ty )

Ước lượng tầm quan trọng và sự hiểu biết về văn hóa tổ chức của công ty

4 1

10. Percentage of Vacation Days Used ( Phần trăm ngày nghỉ được sử dụng )

Chỉ số này cho thấy sự quan tâm của công ty với vấn đề cân bằng cuộc sống của người lao động, được xác định bởi số ngày sử dụng để nghỉ so với những ngày lao động còn lại

5

 Nguồn :https://www.clearpointstrategy.com/human-capital-kpis-scorecard-measures/