25 KPI nhà quản lý cần biết - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

25 KPI nhà quản lý cần biết

Đánh giá bài đăng này post

Các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) là các công cụ định hướng quan trọng được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá công việc kinh doanh của họ có thành công hay không. Vấn đề là hầu hết các nhà quản lý đang gặp khó khăn để xác định một số ít những chỉ số quan trọng mà thay thế chúng bằng việc thu thập và báo cáo bằng một số lượng lớn các chỉ số khác dễ dàng đo lường hơn. Dựa trên nhiều năm giúp đỡ các công ty trên toàn thế giới lựa chọn và sử dụng KPIs, Bernard Marr đã lựa chọn ra danh sách 25 KPI hàng đầu. Ông đã lựa chọn những chỉ số phù hợp với hầu hết các công ty. Nhưng hãy nhớ rằng, chỉ nên sử dụng những KPIs có liên quan đến chiến lược kinh doanh của bạn.

Bernard Marr đã sắp xếp 25 KPIs hàng đầu vào bốn loại sau đây:

  1. Đo lường và hiểu biết khách hàng của bạn.
  2. Đo lường và đánh giá hiệu quả tài chính của bạn.
  3. Đo lường và đánh giá các quy trình nội bộ của bạn.
  4. Hiểu và đánh giá nhân viên của bạn.

Phần thứ nhất: Đo lường và hiểu biết khách hàng của bạn.

  1. Điểm số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score) – Có bao nhiêu khả năng một khách hàng sẽ giới thiệu công ty của bạn với một người bạn của họ?
  2. Điểm số lợi nhuận khách hàng (Customer Profitability Score) – Doanh thu mà những khách hàng cá nhân mang lại cho công ty của bạn là bao nhiêu sau khi trừ đi những chi phí thu hút và tạo thiện cảm với khách hàng như quảng cáo, chăm sóc khách hàng,…?
  3. Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate) – Bao nhiêu khách hàng của bạn sẽ tiếp tục quay trở lại? Và họ trung thành với thương hiệu, sự tổ chức hay dịch vụ của bạn như thế nào?
  4. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate) – Bạn chuyển các yêu cầu, các cuộc gọi bán hàng và trang web bán hàng sang khách hàng trả tiền như thế nào.
  5. Tương đối thị phần (Relative Market Share) – Làm thế nào để mở rộng thị phần của bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một thị trường.

Phần thứ hai: Đo lường và đánh giá hiệu quả tài chính của bạn.

  1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate) – Tỷ lệ tăng tiền lời của công ty bạn.
  2. Lợi nhuận ròng (Net Profit) – Số tiền lời bạn thu về trừ đi những chi phí – một chỉ số quan trọng.
  3. Lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin) – Phần trăm doanh thu của bạn là lợi nhuận ròng.
  4. Lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin) – Phần trăm doanh thu của bạn là lợi nhuận gộp (lợi nhuận được tạo ra cho mỗi đôla của bán hàng).
  5. Lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin) – Lợi nhuận hoạt động chia cho doanh thu – Một thước đo khác để đo lợi nhuận của công ty.
  6. Tỷ lệ hồi vốn đầu tư (Return on Investment) – Doanh thu được tạo ra bằng cách đầu tư tiền vào một khía cạnh hoạt động của công ty, có sự tương quan với chi phí đầu tư.
  7. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash Conversion Cycle) – Phải mất bao nhiêu thời gian cho tiền đầu tư vào kinh doanh (cho cổ phiếu,…) trở lại công ty dưới hình thức lợi nhuận thu về.

Phần thứ ba: Đo lường và đánh giá các quy trình nội bộ của bạn.

  1. Tỷ lệ công suất sử dụng (Capacity Utilisation Rate – CUR) – Số lượng công việc bạn có thể thực hiện với tiềm năng của bạ với những nguồn lực bạn có sẵn?
  2. Chênh lệch với tiến độ dự án (Project Schedule Variance – PSV) – Các dự án của bạn có hoàn thành đúng thời hạn không?
  3. Chênh lệch chi phí dự án (Project Cost Variance – PCV) – Các dự án của bạn có hoàn thành mà không cần chi thêm ngân sách không?
  4. Chỉ số giá trị thu được (Earned Value Metric) – Giá trị được tạo ra bởi các dự án đang hoạt động của công ty bạn.
  5. Thời gian hoàn thiện chu trình đơn hàng (Order Fulfilment Cycle Time) – Thời gian kể từ khách hàng đặt hàng đến khi sản phẩm, dịch vụ đang được vận chuyển đến với khách hàng.
  6. Tỷ lệ giao hàng đủ và đúng thời hạn (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT) – Các đơn đặt hàng của khách hàng được điền đầy đủ và đúng thời gian so với tổng số đơn đặt hàng.
  7. Chỉ tiêu chất lượng (Quality Index) – Chất lượng hàng hóa và dịch vụ của bạn có cao như khách hàng mong đợi?
  8. Giai đoạn dây chuyền ngừng hoạt động (Process Downtime Level) – Bao nhiêu thời gian bị lãng phí do thời gian chết, sự cố kỹ thuật hay nhân viên bị bệnh?

Phần thứ tư: Hiểu và đánh giá nhân viên của bạn.

  1. Điểm số ủng hộ sự tích cực của nhân viên (Staff Advocacy Score) – Nhân viên của bạn có khuyến nghị công ty bạn như một nơi làm việc lý tưởng không?
  2. Mức độ cam kết của nhân viên (Employee Engagement Level) – Những hành động của nhân viên của bạn đóng góp cho mục đích chung của doanh nghiệp như thế nào?
  3. Chỉ số vắng mặt của Bradford (Absenteeism Bradford Factor) – Mức lương mà công ty bạn phải trả cho những nhân viên không được phép vắng mặt là bao nhiêu?
  4. Giá trị gia tăng của nguồn vốn con người (Human Capital Value Added – HCVA) – Giá trị tài chính được tạo ra cho doanh nghiệp bởi năng lực của từng nhân viên.
  5. Điểm phản hồi 360 độ (360-Degree Feedback Score) – Cách mà nhân viên đánh giá những người khác và chính bản thân họ.

Hãy tham khảo các KPIs phía trên và chọn lựa ra những KPIs phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn!

Nguồn: Bernard Marr.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *