Để quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả, người quản lý doanh nghiệp không chỉ cần nắm vững kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quản lý tài chính kế toán mà còn cần phải hiểu rõ về các cơ chế, quy trình và kỹ năng cơ bản trong vận hành thực tế.
Kỹ năng quản trị tài chính doanh nghiệp
Để quản trị tài chính doanh nghiệp tốt, trước hết doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự có chuyên môn nghiệp vụ cao để tránh đưa ra những quyết định gây lãng phí hoặc thua lỗ, ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp. Cụ thể, nhân viên quản lý tài chính phải có khả năng lập kế hoạch, dự trù ngân sách và kiểm soát dòng tiền ra, vào (doanh thu, lợi nhuận, chi phí) của doanh nghiệp. Các kỹ năng không thể thiếu bao gồm:
- Phân biệt các loại tài sản (tài sản dài hạn, ngắn hạn; tài sản cố định, lưu động) và loại giao dịch (tiền mặt, chuyển khoản), v.v. khi quản trị tài chính.
- Hiểu rõ các thuật ngữ, thông số trên các hóa đơn, chứng từ và các loại báo cáo tài chính.
- Phân tích số liệu, đánh giá các dự toán kinh doanh, lên kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn.
- Tính toán và thiết lập mục tiêu tài chính cho các khoản đầu tư và dự án chiến lược.
Cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các chi phí đầu tư mà còn đảm bảo luôn có sẵn nguồn vốn khi cần thiết để vận hành trơn tru các hoạt động trong doanh nghiệp. Dưới đây là những nguyên tắc không thể thiếu trong cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp mà bạn không thể bỏ qua:
- Đảm bảo luôn có quỹ dự phòng: Việc xây dựng quỹ phòng sẽ là một khoản tài chính vừa đủ để duy trì hoạt động doanh nghiệp trong lúc khó khăn, hoặc sẵn sàng đầu tư ngay khi có cơ hội. Rất nhiều chủ doanh nghiệp không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng, dẫn tới không có nguồn tài chính để kịp thời xử lý khủng hoảng. Một ví dụ điển hình đó chính là tác động của đại dịch Covid-19 lên hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta có thể gặp khủng hoảng bất cứ lúc nào mà không thể lường trước.
- Luôn có kế hoạch kinh doanh: Kế hoạch kinh doanh rõ ràng sẽ cho biết vị trí của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại và mục tiêu cần đạt được là gì. Về mặt tài chính, lập kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể phân bổ tài chính hiệu quả và tổ chức các hoạt động kinh doanh cần thiết để tối ưu doanh thu. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể tính toán, dự trù nguồn vốn cần thiết duy trì hoạt động kinh doanh.
- Giảm nợ: Nợ khó đòi không chỉ làm căng thẳng mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp lên nguồn thu và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp không nên để lưu các khoản nợ khó đòi này từ năm này qua năm khác. Thay vào đó, cần giải quyết nhanh trước khi kết thúc năm tài chính để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.
- Dự báo dòng tiền: Duy trì dự báo dòng tiền chi tiết và định kỳ theo từng mặt hàng, sản phẩm, ví dụ trên cơ sở luân phiên trong 6 tháng tới. Cần xác định các khoản thâm hụt và lập kế hoạch trang trải tất cả các khoản thâm hụt bằng cách thu xếp vốn lưu động hoặc các quỹ khác.
- Cập nhật báo cáo thường xuyên: Bên cạnh dự báo dòng tiền, các báo cáo cần được cập nhật thường xuyên để nắm được các số liệu kinh doanh quan trọng. Mỗi tháng, doanh nghiệp nên nên đối chiếu các khoản thu, vay, tiền gửi, tiền lãi một lần. Nếu có bất kỳ sự cố nào phát sinh, tất cả đều sẽ được xử lý nhanh chóng.
- Quản lý một cách có hệ thống: Quản lý hệ thống giúp doanh nghiệp cập nhật, thống kê và theo dõi các loại tài chính liên tục. Cần theo dõi, kiểm soát thường xuyên các giao dịch trên thẻ tín dụng, các khoản vay nợ ngân hàng, chi phí môi giới, các khoản thế chấp và quỹ lương, v.v.. Khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp chính là việc quản lý tập trung có hệ thống theo một logic nhất định.
Giải quyết vấn đề này, các phần mềm quản trị tài chính sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc xử lý số liệu. Từ đó, cán bộ quản lý tài chính sẽ có thêm nhiều thời gian để lên kế hoạch và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Thông thường, vấn đề quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và lớn sẽ được đảm nhiệm bởi một kế toán viên hoặc nhà phân tích kinh doanh mà công ty thuê ngoài. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp nhỏ thường phải tự đảm nhiệm công việc phân tích và quản trị tài chính cho công ty của mình. Do vậy, còn có một số nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý như:
- Theo dõi sổ sách kế toán một cách cẩn thận và có hệ thống ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể trong giai đoạn đầu.
- Ngay từ đầu, cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đưa ra các quy định kỷ luật, xử lý, nói không với các hành vi gian lận, thiết lập các chính sách kiểm soát hoạt động nội bộ của nhân viên.
- Đầu tư vào công nghệ ngay từ đầu, tránh trường hợp về sau mới đầu tư thì việc đồng bộ lại dữ liệu sẽ trở nên rất phức tạp.
Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị tài chính doanh nghiệp của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé
Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây:
Pingback: Quản trị tài chính doanh nghiệp là gì? - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp