Quiet Quitting: Xu hướng "giải phóng" bản thân hay "liều thuốc độc" cho doanh nghiệp?

Quiet Quitting: Xu hướng “giải phóng” bản thân hay “liều thuốc độc” cho doanh nghiệp?

Quiet Quitting là gì? Làm sao để hạn chế nó?
Đánh giá bài đăng này post

​​Quiet Quitting là một thuật ngữ bùng nổ trên mạng xã hội từ năm 2022 và tiếp tục thu hút sự chú ý cho đến nay. Vậy Quiet Quitting là gì? Nguyên nhân là do đâu và làm thế nào để hạn chế nó?

1. Quiet quitting là gì?

“Quiet quitting” – một cụm từ mới nổi trong thời gian gần đây, được hiểu là hành động “âm thầm bỏ cuộc” hoặc “làm việc cầm chừng” của một số nhân viên. Theo quan điểm phổ biến, những người “quiet quitting” thường chỉ hoàn thành đúng yêu cầu công việc, không tham gia các hoạt động gắn kết công ty và ít kết nối với đồng nghiệp. Do đó, họ dần mất đi niềm vui và hứng thú trong công việc mình đang làm.

Trào lưu “Quiet Quitting” bùng nổ trên mạng xã hội từ năm 2022, tạo nên một trào lưu mạnh mẽ, hashtag #QuietQuitting thu hút hơn 17 triệu lượt xem trên TikTok. Điều đáng chú ý là 60% người có sức ảnh hưởng đăng tải nội dung về “Quiet Quitting” thuộc thế hệ Gen Z trưởng thành (sinh từ năm 1997 đến 2012). Điều này cho thấy Gen Z đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống, và họ sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình về “Quiet Quitting” trên mạng xã hội.

2. Tại sao lại xuất hiện tình trạng Quiet Quitting?

Vì sao Quiet Quitting lại xuất hiện và ngày càng phổ biến? Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng “âm thầm bỏ cuộc” trong công việc:

Căng thẳng và kiệt sức

Căng thẳng và kiệt sức (burnout) là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ, rơi vào trạng thái “Quiet Quitting”. Theo một khảo sát của Microsoft với hơn 30.000 nhân viên, 54% nhân viên ở độ tuổi 20 đang cân nhắc nghỉ việc vì vấn đề này.

Cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Đại dịch Covid-19 đã mang đến những thay đổi to lớn trong thói quen và lối sống của con người. Một trong những xu hướng nổi bật là sự quan tâm ngày càng cao đến chất lượng cuộc sống và mong muốn dành nhiều thời gian hơn cho bản thân. 

Nhiều người tin rằng việc “làm vừa đủ” sẽ giúp họ tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ không còn muốn dành toàn bộ thời gian cho công việc mà muốn có thời gian cho gia đình, bạn bè, sở thích cá nhân và phát triển bản thân.

Bên cạnh đó, thế hệ lao động đông đảo hiện nay – GenZ là thế hệ đề cao việc tận hưởng, do đó xu hướng “Quiet Quitting” ngày càng phổ biến rộng rãi. 

Tại sao lại xuất hiện tình trạng Quiet Quitting?

Mất đi hứng thú với công việc do thiếu cơ hội phát triển

Khi không có lộ trình thăng tiến cụ thể, không có điều kiện để phát triển kỹ năng và trau dồi kiến thức, người lao động sẽ cảm thấy nhàm chán và mất đi sự gắn kết với công việc.

Nhiều người lao động hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ, ưu tiên con đường sự nghiệp rõ ràng. Họ mong muốn được thăng tiến, phát triển bản thân và hướng đến tương lai tươi sáng hơn. Nếu công việc không đáp ứng được điều này, họ sẽ dễ dàng nản lòng và giảm mức độ nỗ lực.

Thiếu sự gắn kết với công việc do không tìm thấy ý nghĩa của những gì mình làm  

Họ cảm thấy cuộc sống thiếu định hướng, thấy công việc hiện tại không có ý nghĩa và không có niềm tin vào tương lai. Theo nghiên cứu của Gallup (2022), động lực chính để họ đến công ty vào thứ Hai chỉ là mong chờ ngày nghỉ cuối tuần hoặc liên tục đếm thời gian cho đến khi hết giờ làm. 

3. Biểu hiện của Quiet Quitting

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, việc nhận biết dấu hiệu của “Quiet Quitting” là vô cùng quan trọng để có thể giải quyết vấn đề kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Giảm sút hiệu quả công việc: Mặc dù vẫn hoàn thành công việc được giao, nhưng số lượng và chất lượng công việc có xu hướng giảm sút. Bên cạnh đó, họ thường ít chủ động, sáng tạo và không còn nỗ lực vượt mức.
  • Thay đổi thái độ: Thường xuyên thể hiện sự tiêu cực, chán nản và thiếu động lực. Mất đi sự hứng thú với các dự án hoặc sự kiện mà họ từng quan tâm. Họ còn cảm thấy thiếu niềm tin, thậm chí là hoài nghi công ty.
  • Giảm bớt tương tác: Ít giao tiếp, tương tác với đồng nghiệp và cấp trên. Hạn chế tham gia các hoạt động tập thể, sau giờ làm việc và các dự án bổ sung.

Quiet Quitting là gì?

4. Giải pháp cho tình trạng “Quiet Quitting”:

Để giải quyết vấn đề “Quiet Quitting”, cần có sự chung tay từ cả doanh nghiệp và nhân viên.

Đối với doanh nghiệp:

  • Tạo môi trường làm việc tích cực, công bằng và tôn trọng nhân viên: Xây dựng văn hóa công ty cởi mở, nơi nhân viên được lắng nghe, thấu hiểu và khuyến khích chia sẻ ý kiến.
  • Quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân viên: Tổ chức các hoạt động thể thao, giải trí, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho nhân viên.
  • Cung cấp mức lương và chế độ đãi ngộ phù hợp: Đảm bảo mức lương cạnh tranh, xứng đáng với năng lực và đóng góp của nhân viên.
  • Tạo cơ hội phát triển bản thân và học hỏi cho nhân viên: Cung cấp các chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng và định hướng nghề nghiệp.
  • Khuyến khích sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Cho phép nhân viên làm việc linh hoạt, có thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân.

Giải pháp cho tình trạng "Quiet Quitting"

Xem thêm các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại đây

Xem thêm cách lãnh đạo thông qua sự đồng cảm tại đây

Đối với bản thân nhân viên:

  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp và thương lượng để trao đổi với cấp trên về mong muốn và nhu cầu của bản thân.
  • Tìm kiếm cơ hội học tập và phát triển để nâng cao năng lực bản thân: Tham gia các khóa học, chương trình đào tạo để nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
  • Xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp và tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp: Hiểu rõ bản thân mong muốn gì trong công việc để tìm kiếm môi trường phù hợp với mục tiêu phát triển.
  • Biết cách sắp xếp thời gian hợp lý: Cân bằng giữa công việc và cuộc sống, dành thời gian cho gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân.

Việc giải quyết “Quiet Quitting” đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp từ cả hai phía. Doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc tốt hơn, còn nhân viên cũng cần chủ động trong việc phát triển bản thân và tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống.

5. Góc nhìn đa chiều về Quiet Quitting

Xu hướng “Quiet Quitting” tại Việt Nam đang thu hút nhiều sự chú ý và tranh luận trên các trang mạng xã hội, báo đài và diễn đàn. Vấn đề này nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các phía:

Nhiều người cho rằng đây là điều bình thường khi nhân viên chỉ hoàn thành đúng trách nhiệm công việc được giao. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống, và việc “Quiet Quitting” giúp họ dành thời gian cho bản thân và gia đình. Một số ý kiến còn cho rằng đây là cách để phản ứng lại môi trường làm việc độc hại hoặc mức lương không phù hợp.

Tuy nhiên một số người lại chỉ trích xu hướng này, họ cho rằng  “Quiet Quitting” là hành động thiếu trách nhiệm và thiếu cống hiến của giới trẻ. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Quan điểm này cũng lo ngại rằng “Quiet Quitting” sẽ tạo ra một văn hóa làm việc thiếu tích cực và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Quiet Quitting!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *