6 lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng bản đồ chiến lược - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

6 lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng bản đồ chiến lược

6 loi ich khi doanh nghiep su dung ban do chien luoc
Đánh giá bài đăng này post

Bạn đã sẵn sàng cho những thành công mang tính chiến lược trong công ty mình? Đã đến lúc dẫn dắt doanh nghiệp của bạn sử dụng bản đồ chiến lược rõ ràng, cụ thể rồi đấy.

Có lẽ lý do đưa bạn đến với bài viết này là bởi bạn biết tầm quan trọng của chiến lược sẽ mang lại thành công như thế nào cho doanh nghiệp và bạn muốn chiến lược mình đang thực hiện trở nên tốt hơn. Vậy thì lời đầu tiên tôi muốn nói ở đây là xin chúc mừng – bởi sử dụng thẻ điểm chính là một bước đi mang tính chiến lược đấy. Có thể bạn đang có một vài khúc mắc khi sử dụng bản đồ chiến lược cho doanh nghiệp mình, và bạn đã tìm đến đúng nơi để tìm câu trả lời rồi.

Bài viết ngắn gọn này sẽ tóm tắt bất cứ câu hỏi nào bạn đang muốn biết về lập bản đồ chiến lược. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không xao nhãng một khi đã bắt đầu nhé!

Lập bản đồ chiến lược là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì bản đồ chiến lược là công cụ trực quan được thiết kế nhằm truyền đạt kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, một chiến lược thống nhất là một điều bắt buộc – và một thiết lập bản đồ chiến lược chính là một trong những cách thức để thực hiện điều này.

Vì sao Bản đồ Chiến lược lại quan trọng?

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ mượn câu nói của Robert S. Kaplan và David P. Norton, hai nhà sáng lập nên Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard):

“Thử tưởng tượng bản thân là một vị tướng quân đang cầm quân tiến vào lãnh thổ ngoại bang. Điều dĩ nhiên là ta sẽ cần đến một một tấm bản đồ chi tiết vị trí các thành phố và làng quê, khu vực lân cận trọng yếu, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường hầm, các tuyến đường và cao tốc chạy qua khu vực đấy. Nếu không có những thông tin này, bạn không thể nào truyền tải hết chiến lược quân sự của mình cho tướng lĩnh và quân lính dưới trướng.”

Cũng theo Kaplan và Norton, việc không đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho nhân viên dưới quyền để đạt được mục tiêu cuối cùng cũng là một sai lầm  – và đây là một sai lầm mà nhiều nhà điều hành doanh nghiệp mắc phải.

Từng cá nhân trong một tổ chức bắt buộc phải hiểu rằng không phải họ chỉ cần phải hoàn thành công việc được giao, mà phải hiểu lý do vì sao công việc ấy quan trọng. Nếu không thì người nhân viên sẽ không bao giờ hoàn thành công việc đó nhằm hướng tới một mục tiêu tổng thể định sẵn trong đầu cả, và cuối cùng là chẳng mang lại kết quả gì khi xét đến tính chiến lược.

Một vài lợi ích khi sử dụng Thẻ điểm Cân bằng của tập đoàn

1. Mang lại một cái nhìn đơn giản, rõ ràng, trực quan. Lập bản đồ chiến lược chính là tạo sức hấp dẫn trực quan. Sẽ dễ ghi nhớ một bản đồ chiến lược với “đầy đủ mặt tiền, kiến trúc” hơn là vài dòng viết vội trên notepad hay email. Thực tế mà nói, bản đồ chiến lược có thể dễ dàng được thêm vào website hay xuất hiện tại văn phòng làm việc mà không gây chướng mắt chút nào.

2. Hợp nhất mọi mục tiêu thành một chiến lược duy nhất. Thông thường, các tổ chức sẽ có những ý tưởng bề nổi cho chiến lược của công ty là gì và nên như thế nào. Nhưng nếu những ý tưởng đó không có một chỗ trú chân, và nhân viên trong tổ chức không biết ý tưởng chiến lược nào là quan trọng nhất, thì chiến lược khi đó sẽ trở nên khó hiểu và lộn xộn. Thẻ điểm cân bằng (BSC) sẽ thay đổi điều đó. Thẻ điểm Cân bằng sẽ “phiên âm” các “ngôn ngữ” khác nhau thành một chiến lược dễ hiểu.

3. Ghim vào đầu từng nhân viên một mục tiêu rõ ràng trong khi thực hiện mục tiêu và đo lường kết quả đạt được. Nếu chỉ có các thành viên trong ban lãnh đạo là những cá nhân duy nhất nắm được chiến lược hoặc mục tiêu chung của doanh nghiệp, thì bạn sẽ làm việc với một nhóm nhân viên lúng túng. BSC sẽ giúp loại bổ bất đồng ngôn ngữ, mang lại tiếng nói chung và đóng vai trò “lãnh đạo” trong chiến lược doanh nghiệp.

4. Xác định mục tiêu trọng yếu. Khi bạn quyết định lập một Bản đồ Chiến lược, nghĩa là bạn đang quyết định vươn tới mục tiêu cao hơn. Có thể điều này không nằm trong dự tính của bạn, nên nếu bạn muốn thiết lập một Bản đồ Chiến lược thì bây giờ chính là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu đấy.

5. Nắm được các yếu tố nào trong chiến lược cần cải thiện. Khi tất cả các mục tiêu được sắp xếp trực quan, thì các nhà quản lý sẽ dễ nhận thấy phần cần sửa chữa, cải thiện.

6. Giúp nhận thức mục tiêu cá nhân có ảnh hưởng thế nào đến những cá nhân khác: Thẻ điểm cân bằng (BSC) xếp các mục tiêu quan trọng vào 4 khía cạnh: Tài chính, Khách hàng, Quy trình và Con người. Khi nhìn vào những khía cạnh trên trong bản đồ chiến lược, bạn có thể, theo đúng nghĩa đen, nhìn thấy được mục tiêu nào quan trọng nhất, và sự thành công hay thất bại của mỗi mục tiêu có thể thay đổi cả toàn bộ hệ thống chiến lược như thế nào.

Tôi có thể tự thiết lập một Bản đồ chiến lược riêng cho doanh nghiệp của mình chứ?

Tất nhiên rồi. Bản đồ chiến lược là công cụ hiệu quả và hữu dụng để truyền đạt chiến lược của doanh nghiệp. Bởi bạn đã hiểu quá trình này quan trọng thế nào nên chúng tôi sẽ cố giúp bạn tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Chúng tôi muốn cung cấp cho bạn ví dụ về Thẻ điểm cân bằng được sử dụng trong ngân hàng, bảo hiểm, và 3 ngành kinh doanh khác, cũng như giải thích vì sao bản đồ chiến lược lại giúp được những công ty khác nhau chạm tới mục tiêu chiến lược của mình như vậy.

Nguồn: www.clearpointstrategy.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *