QUY TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN TÀI - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

QUY TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN TÀI

2062776696
Đánh giá bài đăng này post

2062776696

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển và sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh thì nguồn nhân lực tài năng chính là tài sản quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đứng trước yêu cầu tất yếu là chuyển đổi số, các nhà lãnh đạo cần xây dựng một đội ngũ tài năng, có sự cam kết với tổ chức để làm chủ, áp dụng sáng tạo công nghệ nhằm tạo ra sự thành công cho doanh nghiệp thông qua chiến lực quản trị nguồn nhân lực.

Thách thức trong quản trị nhân tài

Từ trước đến nay, quản trị nhân tài luôn là một thách thức và khó khăn đối với các nhà lãnh đạo.

Thứ nhất, nhu cầu về nhân sự tài năng là rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kỳ kỷ nguyên số. Chính vì vậy, tính cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng là rất cao.

Thứ hai, sự thay đổi trong các thế hệ nhân lực mới tạo ra một thách thức, khó khăn trong vấn đề thu hút và giữ chân. Bởi vì, nhân tài luôn cần một môi trường làm việc cởi mở, linh hoạt và mong muốn được trào quyền, được chủ động sáng tạo.

Thứ ba, quản trị nhân tài một cách hiệu quả đòi hỏi sự thay đổi trong cách quản lý.

Đối với các doanh nghiệp lớn, bài toán về quản trị nguồn nhân tài để thu hút, phát triển cũng như giữ chân nhân tài luôn là nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi cần phải có quy trình quản trị hiệu quả.

Quy trình quản trị nhân tài

Trên cơ sở nắm bắt thực tiễn, cập nhật kiến thức mới, Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (iEIT) giới thiệu quy trình chi tiết để quản trị nhân tài, cụ thể gồm 8 bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch và chiến lược thu hút nhân tài

Bước đầu tiên trong quy trình quản lý nhân tài là gì? Để quá trình quản lý được hiệu quả, chúng ta cần phải thu hút nhân tài

Thu hút được nhân tài đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có một chiến lược để tiếp cận một hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng để tìm nguồn ứng viên tiềm năng. Do vậy, trước tiên cần xác định mục tiêu rõ ràng, Từ đó, xác định chiến lược khả thi cùng những hành động cụ thể để đat được chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra.

Bước 2: Tuyển dụng và lựa chọn ứng viên tiềm năng

Tạo các quảng cáo được nhắm mục tiêu và đăng chúng trên các trang web việc làm hàng đầu – đây là nơi rất hữu ích để xây dựng thương hiệu nhân sự

Lập kế hoạch phỏng vấn và các phương tiện khác để xác định người phù hợp nhất cho công việc. Ngoài các câu hỏi thông thường, hãy cân nhắc sử dụng các bài đánh giá tính cách, tài liệu tham khảo và bài kiểm tra yêu cầu ứng viên thực hiện trong các tình huống thực tế.

Dựa trên chiến lược thu hút nhân tài mà doanh nghiệp đã đề ra và qua quá trình thực thi, doanh nghiệp sẽ chọn lọc ra được nguồn ứng viên phù hợp để có thể tiếp cận và tuyển dụng. Từ nguồn dữ liệu này, các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá và chọn ra những ứng viên hàng đầu của mình

Bước 3: Giới thiệu, hội nhập nhân sự và tổ chức công việc

Đây là giai đoạn quan trọng để quyết định sự phù hợp và gắn bó của nhân sự với tổ chức. Trong thời gian đầu hội nhập, nếu không có kế hoạch quản trị rõ ràng sẽ rất dễ dẫn đến việc cả 2 bên không có tiếng nói chung và sẽ đễ dàng để mất nhân tài. Chính vì vậy, ở bước này các nhà quản lý cần phải giúp nhân viên mới cảm thấy được định hướng bằng cách chuẩn bị công việc sẵn sàng cho họ ngay khi họ vào công ty.

Biết nhà quản lý sẽ đặt những nhiệm vụ gì, lên lịch các buổi đào tạo và chỉ định nhân viên hiện tại để hỗ trợ thì nhân viên mới mới ổn định công việc.

Bước 4: Quản trị hiệu suất công việc

Sau một thời gian đầu, đây mới là giai đoạn quản trị hiệu suất là quãng thời gian các nhân tài công hiến nhiều cho doanh nghiệp.

Trong giai đoạn này, vấn đề đặt ra là các nhà quản lý cần phải đo lường được hiệu quả làm việc của nhân để tìm ra điểm mạnh của họ. Từ đó, dảm bảo sắp xếp “đúng người, đúng việc” để đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời các nhà quản lý cũng cần kiểm tra hiệu suất của nhân viên thường xuyên cho phép bạn xem liệu nhân viên có thể quản lý các trách nhiệm bổ sung khác cho công việc hay không.

Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm việc thuê nhân tài mới và nó có thể giúp nhân viên chuẩn bị cho việc thăng chức.

Bước 5: Tổ chức học tập và đào tạo để phát triển năng lực nhân tài

Với mỗi nhân sự, nhu cầu phát triển về kỹ năng, nghề nghiệp là một nhu cầu tất yếu. Chỉ khi mà kỹ năng được nâng cao thì nhân sự mới có xu hướng cam kết lâu dài với doanh nghiệp.

Hãy nhớ rằng, việc phát triển các kỹ năng của nhân viên hiện tại của bạn thường dễ dàng hơn là thuê nhân tài mới.Thêm vào đó, ngay cả khi bạn thuê những nhân viên tài năng hàng đầu, họ có thể sẽ muốn học hỏi điều gì đó trong vai trò mới của họ.

Do vậy, các công ty cần xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên cho nhân sự. Hãy lập kế hoạch các cách để nhân viên của bạn học hỏi và phát triển, chẳng hạn như thông qua các hội nghị, khóa học và hệ thống quản lý học tập để tạo ra một môi trường học tập.

Bước 6: Lập chiến lược tốt nhất để có thể giữ chân nhân tài

Giữ cho nhân viên hài lòng trong công việc thông qua các chương trình phúc lợi, các chiến thuật tạo động lực, đảm bảo sự hài lòng trong công việc và cải thiện văn hóa công ty.

Bước 7: Lập kế hoạch cho sự kế vị

Nuôi dưỡng nhân viên để kế thừa, chẳng hạn như khi một nhân viên cấp cao nghỉ hưu. Cho phép nhân viên hoạt động tốt nhất thông qua các cơ hội học hỏi liên tục, bao gồm cả quản lý kiến ​​thức.

Nếu một nhân viên quyết định rời khỏi công ty, hãy thực hiện một cuộc phỏng vấn xin nghỉ việc để tìm hiểu điều gì đã xảy ra – điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn vấn đề tương tự xảy ra một lần nữa trong tương lai.

Bước 8: Phát triển năng lực lãnh đạo

Nhân tài trong doanh nghiệp sẽ được quy hoạch để phát triển kế nhiệm những vị trí lãnh đạo quan trọng . Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân sự tiềm năng.

Hãy ngừng giả định rằng mình đã có quản lý tài năng chỉ vì có nhân sự tài năng tại công ty của mình. Quản lý nhân tài hiếm khi xảy ra một cách tự nhiên.

Nhà quản lý cần một chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chỉ như vậy, bạn mới có được và giữ chân những nhân tài hàng đầu cũng như đạt được lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong ngành.


Bạn có thể tham khảo khóa học Quản trị nguồn nhân lực của Viện Đào tạo & Tư vấn doanh nghiệp tại đây nhé

THAM KHẢO NGAY


Theo dõi Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp – Trường Đại học Ngoại thương tại đây:

One thought on “QUY TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN TÀI

  1. Pingback: Chiến lược quản trị nhân tài trong doanh nghiệp - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *