TỔ CHỨC CẦN LÀM GÌ TRƯỚC KHI THIẾT LẬP MỤC TIÊU BSC KPI ĐỂ THÀNH CÔNG? - Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp

TỔ CHỨC CẦN LÀM GÌ TRƯỚC KHI THIẾT LẬP MỤC TIÊU BSC KPI ĐỂ THÀNH CÔNG?

KPI
Đánh giá bài đăng này post
Cùng viện iEIT tìm hiểu 5 điểm mấu chốt mà doanh nghiệp cần phải nắm chắc và cần phải thực hiện trước khi thiết lập mục tiêu BSC, KPI
Hiểu rõ về tư tưởng cân bằng của BSC
Vào năm 1990 Học viện Nolan Norton, bộ phận nghiên cứu của KPMG bảo trợ cho một cuộc nghiên cứu đa công ty trong thời gian một năm với đề tài “Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai”. David P.Norton, Giám đốc điều hành Viện là người phụ trách dự án và Robert S.Kaplan làm cố vấn chuyên môn cùng đại diện mười ba công ty từ các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, công nghiệp nặng và công nghệ cao định kỳ gặp gỡ nhau hai tháng một lần nhằm phát triển một mô hình đo lường hiệu quả hoạt động mới. Từ đó thuật ngữ Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard – BSC) ra đời.
Phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card – BSC) là hệ thống xây dựng kế hoạch và quản trị chiến lược, được tổ chức kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ sử dụng nhằm định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra. Nó mang đến cho các nhà quản lý và các quan chức cấp cao trong các tổ chức một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của tổ chức”.
Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống nhằm chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, hoạt động kinh doanh nội bộ, học tập và phát triển.
Thẻ điểm cân bằng được hơn một nửa doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1000 ứng dụng kể từ năm 1996 và Thẻ điểm cân bằng được tạp chí Harvard Business Review đánh giá là một trong 75 ý tưởng có sức ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Tìm hiểu về khóa học “Quản trị mục tiêu BSC, KPI, OKR” đào tạo bởi viện iEIT tại đây
Nắm vững lý thuyết và các đặc điểm của KPI:
KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
Đặc điểm của KPI:
– Là các chỉ số đánh giá phi tài chính
– Được đánh giá thường xuyên (hàng ngày hoặc 24/7)
– Đòi hỏi nhân viên phải hiểu chỉ số và có hành động điều chỉnh
– Gắn trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc từng đơn vị.
– Có một tác động đáng kể.
– Có tác động tích cực
swot
Phân tích tình hình doanh nghiệp bằng SWOT
📌Các nhà phân tích trình bày phân tích SWOT dưới dạng một hình vuông với mỗi khu vực trong số bốn khu vực tạo thành một góc phần tư: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Oppotunities (cơ hội), Threats (thách thức, đe dọa). Sự sắp xếp trực quan này cung cấp một cái nhìn tổng quan nhanh chóng về vị trí của công ty. Mặc dù tất cả các điểm trong một tiêu đề cụ thể có thể không có tầm quan trọng như nhau, nhưng tất cả chúng đều phải đại diện cho những hiểu biết chính về sự cân bằng của cơ hội và mối đe dọa, lợi thế và bất lợi, v.v.
📌Phân tích SWOT được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho cái nhìn thực tế, dựa trên dữ liệu về điểm mạnh và điểm yếu của một tổ chức, các sáng kiến ​​của tổ chức hoặc một ngành. Tổ chức cần giữ cho phân tích chính xác bằng cách tránh sự bảo thủ và tránh các phán đoán và thay vào đó tập trung vào bối cảnh thực tế.
📌Vì vậy, việc phân tích tình hình doanh nghiệp bằng SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có được định hướng rõ ràng hơn khi thiết lập BSC, KPI
🎯 Phân tích dòng chảy kinh doanh, rà soát tổ chức
Sau đó, doanh nghiệp cần thực hiện phân tích dòng chảy kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị Micheal Porter hoặc theo những mô hình khác để có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận. Từ đó, việc xây dựng BSC, KPI cho từng bộ phận cũng được thiết thực và hợp lí hơn.
👉Mong bạn đọc thấy bài viết này hữu ích! Nếu bạn muốn hiểu kĩ hơn về lý thuyết BSC, KPI và thực hành về việc phân tích doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể xây dựng và áp dụng BSC, KPI mang lại nhiều lợi ích nhất, hãy tham gia khóa học “Quản trị mục tiêu BSC, KPI, OKR” đào tạo bởi viện iEIT